Trang chủ
/
Lịch sử
/
Đọc kĩ văn bản sau và trả lời câu hỏi: Không thể phủ nhận, trong thời kỳ bị đô hộ kéo dài, người Việt đã tiếp nhận khá nhiều thành tố của văn minh Trung Hoa, nhưng các tập tục truyền thống trong lối sống, trong sinh hoạt, trong lời ăn tiếng nói hàng ngày vẫn được người Việt lưu giữ bền chắc. Sau khi nhà nước phong kiến - quân chủ của người Việt được tạo lập, mỗi triều đại mới dựng lên luôn quan tâm đến việc tái thiết triều nghi, phẩm phục, song riêng với trang phục dân gian, triều đình Việt Nam nhìn chung đều muốn dân chúng giữ nguyên phong tục vốn có. Ví như tháng 5 năm 1437, vua Lê Thái Tông đã chuẩn tấu đề nghị của Lương Đăng, áp dụng một phần chế độ trang phục của nhà Minh vào trang phục cung đình, trong khi đó đến tháng 12 lại ra lệnh cho người Minh ở Đại Việt phải nhất loạt mặc áo và cắt tóc ngắn theo phong tục của người Kinh bản địa. Điều này tiếp tục được minh chứng qua chính sách khoan hòa của vua Quang Trung trong chiếu lên ngôi, khi ông cho phép “y phục dân gian Nam Hà, Bắc Hà đều được theo tục cũ, chỉ có mũ áo trong triều thì nhất loạt tuân theo quy định mới”. Nhìn chung, triều đình Việt Nam từ thời Lý đến thời Lê đều không có chính sách bắt ép thay đổi trang phục dân gian trong toàn quốc, ngoại trừ triều Nguyễn sau này. Dĩ nhiên, trang phục dân gian Việt Nam không chỉ có vài kiểu dáng áo quần đơn nhất, song thường có một vài kiểu trang phục đặc biệt thịnh hành ở mỗi thời đoạn khác nhau. Vào thời Lý Trần, áo cổ tròn là kiểu áo phổ biến của cả đàn ông và đàn bà. Riêng đàn ông còn quây Thường, một dạng váy quây bên ngoài quần lụa, dưới vạt áo Tứ Điên; đàn bà chuộng mặc áo giao lĩnh cổ lớn. Thời kỳ này, áo tứ thân được may bằng bốn khổ vải, hai vạt song song buông dài xuống phía trước đã xuất hiện, đây cũng là một trong những kiểu áo phổ biến của phụ nữ Việt Nam được kế thừa qua suốt thời Trần, Lê. Bước sang thời Lê, kiểu áo chung của đàn ông và đàn bà là áo giao lĩnh (cổ áo vắt chéo, còn gọi là áo tràng vạt). Đàn ông lao động, lính tráng vẫn lưu giữ tục đóng khố như người thời Lý - Trần; đàn bà tiếp tục duy trì bộ trang phục yếm - váy, áo tứ thân. Từ khi chúa Nguyễn cát cứ phương Nam, nước Việt phân làm vương quốc Đàng Trong và Đàng Ngoài, năm 1744, chúa Nguyễn Phúc Khoát hạ lệnh thay đổi toàn bộ trang phục dân gian Đàng Trong. Tại thời điểm này, kiểu dáng áo dài cổ đứng cài khuy được phổ biến, trong suốt thời Nguyễn về sau, loại áo này không ngừng thay đổi về độ dài rộng của ống tay, vạt áo, cổ áo, dần dần thay thế trang phục áo cổ tròn và áo giao lĩnh của các triều đại trước đây. [...] Bản tính bảo thủ, giữ gìn bản sắc chỉ thực sự được đẩy mạnh và trở nên quyết liệt vào những thời kỳ người Việt nhận thấy có nguy cơ bị đồng hóa văn hóa, còn trong thời bình, họ lại tỏ ra khá linh hoạt trong việc tiếp thu các nền văn hóa xung quanh. Lúc này, chính những người trị vì đất nước lại ý thức về việc bảo tồn truyền thống. Không ít lần người dân phỏng theo lối ăn mặc, thậm chí nói pha tiếng người Minh, Thanh, Chiêm, Lào khiến triều đình phải ban lệnh cấm, như năm 1375, nhà Trần - Hồ “cấm quân dân mặc kiểu áo của người phương Bắc và phỏng tiếng nói của người Chiêm, Lào” (Toàn thư). Tóm lại, một phần do sự bảo thủ của người Việt, một phần do quy định của triều đình mà lối ăn vận trong dân gian qua các triều đại không biến đổi nhiều. Chỉ đến thời Nguyễn, đặc biệt dưới thời vua Minh Mạng, người dân Việt Nam mới lần đầu tiên bị ép phải thay đổi trang phục thường ngày, bị cấm sử dụng các loại áo tứ thân, váy đụp, khăn vuông, khố v.v. bất kể nam nữ nhất nhất đều phải mặc áo dài năm thân cài khuy. Tuy nhiên, ngoài chiếc áo dài năm thân được đặt định năm 1744 mà đến thời Nguyễn trở thành quốc phục - tiền thân của chiếc Áo dài như ta thấy ngày nay - các loại áo cổ tròn, tràng vạt, tứ thân còn hiện diện đến đầu thế kỷ XX đều là những dạng thức trang phục dân gian lưu hành phổ biến qua các thời kỳ trước đó. (Trích Ngàn năm áo mũ, Trần Quang Đức, NXB Thế giới. tr40-43) Câu 601183: Lịch sử trang phục dân gian của người Việt Nam có đặc điểm nào sau đây? A. Vận động phong phú và đa dạng B. Tương đối ổn định về kiểu dáng và hình thức. C. Thay đổi theo chiều hướng tối giản hóa. D. Vận động về kiểu dáng, thay đổi về chức năng.

Câu hỏi

Đọc kĩ văn bản sau và trả lời câu hỏi: Không thể phủ nhận, trong thời kỳ bị đô hộ kéo dài, người Việt đã tiếp nhận khá nhiều thành tố của văn minh Trung Hoa, nhưng các tập tục truyền thống trong lối sống, trong sinh hoạt, trong lời ăn tiếng nói hàng ngày vẫn được người Việt lưu giữ bền chắc. Sau khi nhà nước phong kiến - quân chủ của người Việt được tạo lập, mỗi triều đại mới dựng lên luôn quan tâm đến việc tái thiết triều nghi, phẩm phục, song riêng với trang phục dân gian, triều đình Việt Nam nhìn chung đều muốn dân chúng giữ nguyên phong tục vốn có. Ví như tháng 5 năm 1437, vua Lê Thái Tông đã chuẩn tấu đề nghị của Lương Đăng, áp dụng một phần chế độ trang phục của nhà Minh vào trang phục cung đình, trong khi đó đến tháng 12 lại ra lệnh cho người Minh ở Đại Việt phải nhất loạt mặc áo và cắt tóc ngắn theo phong tục của người Kinh bản địa. Điều này tiếp tục được minh chứng qua chính sách khoan hòa của vua Quang Trung trong chiếu lên ngôi, khi ông cho phép “y phục dân gian Nam Hà, Bắc Hà đều được theo tục cũ, chỉ có mũ áo trong triều thì nhất loạt tuân theo quy định mới”. Nhìn chung, triều đình Việt Nam từ thời Lý đến thời Lê đều không có chính sách bắt ép thay đổi trang phục dân gian trong toàn quốc, ngoại trừ triều Nguyễn sau này. Dĩ nhiên, trang phục dân gian Việt Nam không chỉ có vài kiểu dáng áo quần đơn nhất, song thường có một vài kiểu trang phục đặc biệt thịnh hành ở mỗi thời đoạn khác nhau. Vào thời Lý Trần, áo cổ tròn là kiểu áo phổ biến của cả đàn ông và đàn bà. Riêng đàn ông còn quây Thường, một dạng váy quây bên ngoài quần lụa, dưới vạt áo Tứ Điên; đàn bà chuộng mặc áo giao lĩnh cổ lớn. Thời kỳ này, áo tứ thân được may bằng bốn khổ vải, hai vạt song song buông dài xuống phía trước đã xuất hiện, đây cũng là một trong những kiểu áo phổ biến của phụ nữ Việt Nam được kế thừa qua suốt thời Trần, Lê. Bước sang thời Lê, kiểu áo chung của đàn ông và đàn bà là áo giao lĩnh (cổ áo vắt chéo, còn gọi là áo tràng vạt). Đàn ông lao động, lính tráng vẫn lưu giữ tục đóng khố như người thời Lý - Trần; đàn bà tiếp tục duy trì bộ trang phục yếm - váy, áo tứ thân. Từ khi chúa Nguyễn cát cứ phương Nam, nước Việt phân làm vương quốc Đàng Trong và Đàng Ngoài, năm 1744, chúa Nguyễn Phúc Khoát hạ lệnh thay đổi toàn bộ trang phục dân gian Đàng Trong. Tại thời điểm này, kiểu dáng áo dài cổ đứng cài khuy được phổ biến, trong suốt thời Nguyễn về sau, loại áo này không ngừng thay đổi về độ dài rộng của ống tay, vạt áo, cổ áo, dần dần thay thế trang phục áo cổ tròn và áo giao lĩnh của các triều đại trước đây. [...] Bản tính bảo thủ, giữ gìn bản sắc chỉ thực sự được đẩy mạnh và trở nên quyết liệt vào những thời kỳ người Việt nhận thấy có nguy cơ bị đồng hóa văn hóa, còn trong thời bình, họ lại tỏ ra khá linh hoạt trong việc tiếp thu các nền văn hóa xung quanh. Lúc này, chính những người trị vì đất nước lại ý thức về việc bảo tồn truyền thống. Không ít lần người dân phỏng theo lối ăn mặc, thậm chí nói pha tiếng người Minh, Thanh, Chiêm, Lào khiến triều đình phải ban lệnh cấm, như năm 1375, nhà Trần - Hồ “cấm quân dân mặc kiểu áo của người phương Bắc và phỏng tiếng nói của người Chiêm, Lào” (Toàn thư). Tóm lại, một phần do sự bảo thủ của người Việt, một phần do quy định của triều đình mà lối ăn vận trong dân gian qua các triều đại không biến đổi nhiều. Chỉ đến thời Nguyễn, đặc biệt dưới thời vua Minh Mạng, người dân Việt Nam mới lần đầu tiên bị ép phải thay đổi trang phục thường ngày, bị cấm sử dụng các loại áo tứ thân, váy đụp, khăn vuông, khố v.v. bất kể nam nữ nhất nhất đều phải mặc áo dài năm thân cài khuy. Tuy nhiên, ngoài chiếc áo dài năm thân được đặt định năm 1744 mà đến thời Nguyễn trở thành quốc phục - tiền thân của chiếc Áo dài như ta thấy ngày nay - các loại áo cổ tròn, tràng vạt, tứ thân còn hiện diện đến đầu thế kỷ XX đều là những dạng thức trang phục dân gian lưu hành phổ biến qua các thời kỳ trước đó. (Trích Ngàn năm áo mũ, Trần Quang Đức, NXB Thế giới. tr40-43) Câu 601183: Lịch sử trang phục dân gian của người Việt Nam có đặc điểm nào sau đây? A. Vận động phong phú và đa dạng B. Tương đối ổn định về kiểu dáng và hình thức. C. Thay đổi theo chiều hướng tối giản hóa. D. Vận động về kiểu dáng, thay đổi về chức năng.

expert verifiedXác minh chuyên gia

Giải pháp

4.3(177 phiếu bầu)
avatar
Ánh Ngọcngười xuất sắc · Hướng dẫn 8 năm

Trả lời

<p>Lịch sử trang phục dân gian của người Việt Nam tương đối ổn định về kiểu dáng và hình thức.</p>