Câu hỏi
ĐỀ 2 Phần I. Đọc hiểu (4,0 điểm) Đọc vǎn bản sau Việt Nam đối mặt với dân số già TTO-Sau khi bắt đầu thời kỳ già hóa dân số vào nǎm 2011 với tỉ lệ dân số từ 60 tuổi trở lên chiếm 9,9% Việt Nam sẽ trải qua giai đoạn dân số già từ 2026-2054 khi tỉ lệ người 65 tuổi trở lên chiếm từ 10-19,9% Như vậy, như nhiều chuyên gia tìng cảnh báo, VN chưa giàu nhung dân số đã bắt đầu già hóa.Và từ 2054-2069, Việt Nam sẽ trâi qua giai đoạn dân số rất già, khi người từ 65 tuổi trở lên chiếm 20-29,9% . VN cũng được xem là quốc gia có thời gian chuyển từ "già hóa dân số" sang "dân số già" vào nhóm nhanh trên thế giới,dự báo là 20 nǎm, trong khi Nhật Bản và Trung Quốc là 26 nǎm, Anh và Tây Ban Nhà 45 nǎm. __ Dân số già nhanh Phát biểu tại hội thảo "Dân số và phát triển", được Tổng cục Dân số - kể hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế) tổ chức ngày 24-12, ong Nguyễn Doãn Tú, tổng cục trưởng Tổng cục Dân số - kể hoạch hóa gia đình, cho rặng một trong những chính sách để hạn chế tốc độ già hóa dân số là duy trì mức sinh thay thế."Việt Nam đã duy trì được mức sinh thay thế, giữ được tổng tỉ suất sinh ở mức xung quanh 2 con/bà mẹ từ 2006 đến nay"- Ông Tú chia sẻ. Tuy nhiên, những chính sách để hỗ trợ thêm còn rất it,thậm chi chưa có."Hãy đặt mình vào vị trí của các công nhân, sinh con nhưng nhà trẻ, trường mâu giào. __ đều ít có hoặc chi phi cao, các gia đình trẻ it dám sinh con. Ngay các gia đình ở thành thị, hai vợ chồng có công việc ổn định nhưng mức lương thông thường cũng rất khó khǎn khi nuôi 2 con ǎn học" - ông Tú bình luận. Chính vị lý do này, dù đã có chính sách nhằm nâng mức sinh ở vùng có mức sinh thập dưới mức sinh thay thể, đồng thời giảm mức sinh ở vùng có mức sinh cao, nhưng mức sinh được thông báo gần nhất ở TP.HCM ở mức trên 1,3 con/bà mẹ vẫn là mức sinh thấp nhất nước và còn có xu hướng giảm thêm. "Kinh nghiệm ở Hàn Quốc và nhiều quốc gia cho thấy nếu mức sinh đã xuống thấp sẽ rất khó để tǎng sinh trở lại.Khi mức sinh thấp, dân số càng già với tốc độ nhanh hơn" - ộng Tú khuyên cáo. Trong khi đó, theo ông Nguyễn Xuân Trường,vụ trường Vụ Cơ câu và quy mô dân số (Tổng cục Dân số - kể hoạch hóa gia đình), đặc điểm của người cao tuổi ở Việt Nam là trên 70% phải tự lao động kiểm sống với sự hồ trợ của con cháu,chi 25,5% bằng lương hưu và trợ cấp xã hội. Con số này dự báo không có thay đổi nhiều trong thời gian tới. Trong nǎm 2020, Hà Nội chi mới có khoảng 40% người lao động tham gia bảo hiểm xã hội và theo mục tiêu đến nǎm 2021, 45% người lao động cả nước sẽ tham gia bảo hiểm xã hội. Khi bước vào thời kỳ dân số gia, số người già tǎng cao cùng với tỉ lệ người già không có lương hưwtrợ cấp cũng tǎng theo vô hình trung sẽ là một gánh nặng về an sinh xã hội.
Xác minh chuyên gia
Giải pháp
4.5(137 phiếu bầu)
Hồng Hạnhngười xuất sắc · Hướng dẫn 8 năm
Trả lời
Phần I. Đọc hiểu (4,0 điểm)<br /><br />Đọc văn bản sau:<br /><br />Việt Nam đối mặt với dân số già<br /><br />TTO-Sau khi bắt đầu thời kỳ già hóa dân số vào năm 2011 với tỉ lệ dân số từ 60 tuổi trở lên chiếm 9,9%, Việt Nam sẽ trải qua giai đoạn dân số già từ 2026-2054 khi tỉ lệ người 65 tuổi trở lên chiếm từ 10-19,9%.<br /><br />Như vậy, như nhiều chuyên gia dự báo, VN chưa giàu nhưng dân số đã bắt đầu già hóa. Và từ 2054-2069, Việt Nam sẽ trải qua giai đoạn dân số rất già, khi người từ 65 tuổi trở lên chiếm 20-29,9%. VN cũng được xem là quốc gia có thời gian chuyển từ "già hóa dân số" sang "dân số già" nhanh trên thế giới, dự báo là 20 năm, trong khi Nhật Bản và Trung Quốc là 26 năm, Anh và Tây Ban Nha là 45 năm.<br /><br />Dân số già nhanh<br /><br />Phát biểu tại hội thảo "Dân số và phát triển", được Tổng cục Dân số - kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế) tổ chức ngày 24-12, ông Nguyễn Doãn Tú, tổng cục trưởng Tổng cục Dân số - kế hoạch hóa gia đình, cho rằng một trong những chính sách để hạn chế tốc độ già hóa dân số là duy trì mức sinh thay thế. "Việt Nam đã duy trì được mức sinh thay thế, giữ được tổng tỉ suất sinh ở mức xung quanh 2 con/bà mẹ từ 2006 đến nay" - ông Tú chia sẻ.<br /><br />Tuy nhiên, những chính sách để hỗ trợ thêm còn rất ít, thậm chí chưa có. "Hãy đặt mình vào vị trí của các công nhân, sinh con nhưng nhà trẻ, trường mẫu giáo đều ít có hoặc chi phí cao, các gia đình trẻ ít dám sinh con. Ngay các gia đình ở thành thị, hai vợ chồng có công việc ổn định nhưng mức lương thông thường cũng rất khó khăn khi nuôi 2 con ăn học" - ông Tú bình luận.<br /><br />Chính vì lý do này, dù đã có chính sách nhằm nâng mức sinh ở vùng có mức sinh thấp dưới mức sinh thay thế, đồng thời giảm mức sinh ở vùng có mức sinh cao, nhưng mức sinh được thông báo gần nhất ở TP.HCM ở mức trên 1,3 con/bà mẹ vẫn là mức sinh thấp nhất nước và còn có xu hướng giảm thêm.<br /><br />"Kinh nghiệm ở Hàn Quốc và nhiều quốc gia cho thấy nếu mức sinh đã xuống thấp sẽ rất khó để tăng sinh trở lại. Khi mức sinh thấp, dân số càng già với tốc độ nhanh hơn" - ông Tú khuyên cáo.<br /><br />Trong khi đó, theo ông Nguyễn Xuân Trường, vụ trưởng Vụ Cơ cấu và quy mô dân số (Tổng cục Dân số - kế hoạch hóa gia đình), đặc điểm của người cao tuổi ở Việt Nam là trên 70% phải tự lao động kiếm sống với sự hỗ trợ của con cháu, chỉ 25,5% bằng lương hưu và trợ cấp xã hội.<br /><br />Con số này dự báo không có thay đổi nhiều trong thời gian tới. Trong năm 2020, Hà Nội chỉ mới có khoảng 40% người lao động tham gia bảo hiểm xã hội và theo mục tiêu đến năm 2021, 45% người lao động cả nước sẽ tham gia bảo hiểm xã hội. Khi bước vào thời kỳ dân số già, số người già tăng cao cùng với tỉ lệ người già không có lương hưu/trợ cấp cũng tăng theo sẽ là một gánh nặng về an sinh xã hội.