Lợi thế của lúa gạo Việt Nam

4
(198 votes)

Trong năm 2023, ngành lúa gạo đã chạm mốc kỷ lục khi xuất khẩu tới 8 triệu tấn và thu về 4,8 tỷ USD. Nhờ quyết tâm chuyển từ số lượng sang chất lượng, kết quả đạt được năm qua là quả ngọt cho những nỗ lực của nông dân và doanh nghiệp. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng trầm trọng và bất thường thì ở đâu đó trên thế giới việc có cơm ăn hàng ngày đã không còn là chuyện đương nhiên nữa. Với gần 4 triệu ha đất canh tác lúa, Việt Nam không chỉ đảm bảo an ninh lương thực cho 100 triệu dân, mà còn cho thấy hạt gạo Việt đang nắm giữ vai trò quan trọng cho "chiếc dạ dày" của thế giới. ĐBSCL mặc dù chỉ chiếm 12% diện tích, nhưng đang cung cấp 40% tổng sản lượng lương thực cả nước và toàn bộ lượng gạo xuất khẩu. Ở bất kỳ thời điểm nào nông dân cũng có lúa thu hoạch. Năm 2023 đã là năm thắng lợi của nông dân trồng lúa bởi cơ hội giá gạo tăng. Lợi thế lớn nhất thuộc về vùng đất có diện tích 1,5 triệu ha tiếp giáp với Campuchia, gồm phía Bắc của Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp, Long An... Đây là nơi không bao giờ thiếu nước ngọt, nước mặn lại không thể xâm nhập. 1 năm có thể duy trì 3 vụ lúa, tạo ra lượng gạo khổng lồ. Tứ giác Long Xuyên, vùng Đồng Tháp Mười, từ túi phèn, cánh đồng hoang trước 1975 đã được đánh thức trở thành vựa lúa trong vựa lúa. Theo đuổi nghiên cứu lúa gạo từ năm 1971, Giáo sư Võ Tòng Xuân cho rằng hiếm có quốc gia nào tỷ lệ diện tích lúa có tưới cao như Việt Nam, lên đến 85%, trong khi các nước chỉ ở mức 20 - 50%. Vị trí nhất nhì thế giới về xuất khẩu gạo còn là kết quả của một quá trình hàng chục năm các nhà khoa học Việt Nam đã mày mò nghiên cứu từ ngân hàng gen với hơn 4.000 giống lúa để lai tạo ra những giống năng suất cao, chất lượng tốt, chống chịu sâu bệnh và thời gian sinh trưởng ngắn 90 - 105 ngày. Hiện các giống lúa thơm chủ lực gạo trắng hạt dài, phục vụ xuất khẩu không chỉ ngắn ngày mà còn đạt mức năng suất 7 - 8 tấn/ha. Việt Nam là 1 trong 3 quốc gia trên thế giới nghiên cứu được giống lúa mỗi bông có từ 600 -