Tình cảm cha con sâu nặng và cao đẹp trong truyện ngắn "Chiếc lược ngà
Truyện ngắn "Chiếc lược ngà" là câu chuyện cảm động về tình cha con sâu nặng và cao đẹp của ông Sáu. Truyện được xây dựng trên hai tình huống cơ bản: tình huống thứ nhất là cuộc gặp gỡ của hai cha con ông Sáu sau tám năm xa cách, nhưng thật trớ trêu là bé Thu không nhận cha, đến lúc em nhận ra và biểu lộ tình cảm thắm thiết thì ông Sáu lại phải lên đường. Tình huống thứ hai là ở khu căn cứ, ông Sáu dồn tất cả tình yêu thương và lòng mong nhớ đứa con vào việc làm cây lược ngà để tặng con, nhưng ông đã hi sinh khi chưa kịp trao món quà ấy cho con gái. Tình huống thứ nhất bộc lộ tình cảm mãnh liệt của bé Thu với cha, nhưng tình huống thứ hai lại biểu lộ tình cảm sâu sắc, thắm thiết của ông Sáu với con. Tình huống truyện ở đây mang lại kịch tính và chứa đựng nhiều yếu tố bất ngờ. Đó là những tình huống ngẫu nhiên song lại rất phổ biến, những tình huống đầy éo le mà chúng ta thường gặp trong chiến tranh. Song đặt các nhân vật của mình vào các tình huống ấy, nhà văn muốn khẳng định và ngợi ca tình cha con thiêng liêng, sâu nặng như một giá trị nhân bản sâu sắc. Tình cảm ấy càng cao đẹp trong hoàn cảnh chiến tranh. Tình cảm cha con sâu nặng và cao đẹp của ông Sáu được thể hiện qua nhiều khoảnh khắc trong truyện. Khi gặp lại con sau tám năm xa cách, ông đã "nhún chân nhảy thót lên, xô chiếc xuồng tạt ra, bước vội vàng với những bước dài rôi dừng lại kêu to: Thu! Con" Anh vừa bước vào vừa khom người đưa tay đón chờ con. Khi bé Thu sợ hãi bỏ chạy, anh đứng sững lại đó, nhìn theo con, nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng thương và hai tay buông xuống như bị gãy. Nỗi khô và niềm vui trong ba ngày về thăm nhà cũng thể hiện tình cảm cha con sâu nặng của ông Sáu. Trước thái độ lạnh nhạt, ông đã đau khổ, cảm thấy bất lực: "Suốt ngày anh chẳng đi đâu xa, lúc nào cũng vỗ về con. Nhưng càng vô vê, con bé càng đây ra". Anh mong được nghe một tiếng ba của con bé, nhưng con bé chǎng bao giờ chịu gọi. Anh đau khổ lǎm nhưng chi "nhìn con vừa khe khẽ lắc đầu vừa cười" vì "khô tâm đến nỗi không khóc đươc". Khi họ chia tay, ông muốn ôm con, hôn con nhưng "sợ nó giấy lên lại bỏ chạy" nên "chi đứng nhìn nó" với đôi mắt "triu mến lẫn buồn râu". Cho đến khi nó cất tiếng gọi Ba, ông xúc động đến phát khóc và "không muốn cho con thấy mình khóc, anh Sáu một tay ôm con, một tay rút khăn lau nước mặt,rồi hôn lên mái tóc của con". - > Đây là những giọt nước mắt hạnh phúc của người cha, của người cán bộ kháng chiến. Tỉnh yêu con tha thiết của ông còn được thể hiện rất sâu sắc khi ông ở khu căn cứ. Xa con, ông luôn nhớ con trong nỗi day dứt, ân hận ám ảnh vì mình đã lỡ tay đánh con. Lời dặn của con lúc chia tay đã thôi thúc ông làm cho con cây lược. Tác giả diễn tả tình cảm của ông Sáu xung quanh chuyện ông làm chiếc lược: "Kiểm được khúc ngà voi, ông hớn hở như một đứa trẻ được quà: "từ con đường mòn chạy lẫn trong rừng sâu, anh hớt hải chạy về, tay câm khúc ngà đưa lên khoe với tôi. Mặt anh hớn hở như một đứa trẻ được quà"." Tóm lại, truyện ngắn "Chiếc lược ngà" là câu chuyện cảm động về tình cha con sâu nặng và cao đẹp của ông Sáu. Tình huống truyện mang lại kịch tính và chứa đựng nhiều yếu tố bất ngờ. Tình cảm cha con thiêng liêng, sâu nặng như một giá trị nhân bản sâu sắc được thể hiện qua nhiều khoảnh khắc trong truyện.