Phong cách thơ đặc sắc của bà Huyện Thanh Quan trong bài thơ 'Qua Đèo Ngang'
A. Mở bài: - Giới thiệu khái quát về tác giả bà Huyện Thanh Quan và bài thơ 'Qua Đèo Ngang'. - Nêu khái quát giá trị chung của tác phẩm: 'Qua Đèo Ngang' là một trong những bài thơ nôm đặc sắc nhất của bà Huyện Thanh Quan. B. Thân bài: Ý 1: Khung cảnh thiên nhiên cuộc sông nơi Đèo Ngang khi chiều xuống - Thời gian chiều tà (bóng xê tà) - Không gian Đèo Ngang hoang vu trên con đường thiên lí. Khung cảnh thiên nhiên: - Không gian hoang vu với cây cỏ xen cùng đá núi, cây rừng. - Khung cảnh vắng lặng với tiếng chim chiêu, chim đa đa qua. - Không gian bao la rợn ngợp, với núi cao, sông sâu, trời rộng, biến xa. Khung cảnh cuộc sông con người: - Con người xuất hiện trong tư thế lao động vất vả (lom khom), thưa thớt bé nhỏ (tiều vài chữ). - Những ngôi nhà vốn đã ít ỏi, lại thưa thớt, thấp thoáng (lác đác) trong sự đối lập với không gian mênh mông của sông sâu, núi cao. Ý 2: Tâm trạng, cảm xúc của nhà thơ. - Hoàn cảnh của tác giả: thân gái dặm trường, đang trên đường từ Thăng Long vào Huế, phải xa gia đình, quê hương, dừng nghi giữa Đèo Ngang khi chiều xuống. - Khao khát hơi ấm con người, nỗ lực tìm kiếm sự hiện diện của con người và cuộc sống bình dị nhưng con người thì bé nhỏ, cuộc sống lặng lẽ, khuất lấp giữa đại ngàn Đèo Ngang. - Nỗi nhớ gia đình, tâm sự hoài nhớ, tiếc nuối một thời vàng son đã qua của đất nước. - Đối mặt với nỗi cô đơn và lẻ loi không ai thấu hiểu và sẻ chia. Ý 3: Nhận xét những đặc sắc nghệ thuật. - Thơ thật ngôn bát cú Đường luật chuẩn mực, điêu luyện. - Những sáng tạo cá nhân ở giọng thơ (trang trọng, hoài cổ) ngôn ngữ thơ (khéo léo, tinh tế) với phép chơi chữ với các từ lấy gợi sức gợi), các biện pháp tu từ (đảo ngữ, điệp ngữ) với thủ pháp tả cảnh ngụ tình lấy động tả tĩnh. C. Kết bài: - Khẳng định bài thơ 'Qua Đèo Ngang' tiêu biểu cho phong cách thơ của bà Huyện Thanh Quan và có sức sống lâu bên trong lòng độc giả.