Trang chủ
/
Lịch sử
/
câu 16. các văn bản quy phạm pháp luật phải được diễn đạt chính xác, một nghĩa để người dân hiểu và

Câu hỏi

Câu 16. Các văn bản quy phạm pháp luật phải được diễn đạt chính xác, một nghĩa để người dân hiểu và thực hiện đúng là thể hiện tính A. quy phạm phổ biến. B. trừu tượng hóa về ngôn ngữ. C. xác định chặt chẽ về mặt hình thức. D. đồng bộ hóa về dữ liệu. Câu 17. Hội đồng nhân dân được thành lập thông qua A. đặc trưng vùng miền. B. bầu cử, ứng cử. C. mệnh lệnh cấp trên. D. phân bổ quyền lực. Câu 18. Pháp luật do nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện bằng quyền lực của nhà nước là đặc điểm nào của pháp luật? A. tính cưỡng chế. B. tính xác định chặt chẽ về hình thức. C. tính quyền lực bắt buộc chung. D. tính quy phạm phổ biến. Câu 19. Văn bản luật là văn bản do chủ thể nào dưới đây ban hành? A. Hội đồng nhân dân. B. Đảng Cộng sản. C. Ủy ban nhân dân. D. Quốc hội. Câu 20. Cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm là thực hiện pháp luật theo hình thức nào sau đây? A. Tuyên truyền pháp luật. B. Sử dụng pháp luật. C. Phổ biến pháp luật. D. Thi hành pháp luật. Câu 21. Toà án nhân dân là cơ quan xét xử của nước ta và thực hiện quyền A. Chỉ để xử lý dân sự. B. Lập pháp. C. Hành pháp. D. Tư pháp. Câu 22. Văn bản luật không bao gồm văn bản nào dưới đây? A. Hiến pháp. B. Luật tố tụng dân sự. C. Biên bản xử phạt hành chính. D. Luật hành chính. Câu 23. Theo quy định của pháp luật, Quốc hội giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội đối với chủ thể nào dưới đây? A. Chính phủ. B. Tổng bí thư. C. Chủ tịch Đảng. D. Chủ tịch tỉnh. Câu 24. Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ A. lợi ích kinh tế của mình. B. quyền và lợi ích hợp pháp của mình. C. quyền và nghĩa vụ của mình. D. các quyền của mình. Câu 25. Các văn bản pháp luật được ban hành theo đúng thẩm quyến, hình thức, trình tự, thủ tục quy định được gọi là A. văn bản thực hiện pháp luật. B. văn bản hướng dẫn thi hành. C. văn bản quy phạm pháp luật. D. văn bản chế định pháp luật. Câu 26. Công dân thi hành pháp luật khi A. sàng lọc giới tính thai nhi. B. tìm hiểu thông tin nhân sự. C. đăng kí tạm trú, tạm vắng. D. ủy quyền nghĩa vụ bầu cử. Câu 27. Luật hôn nhân gia đình quy định điều kiện kết hôn giữa nam và nữ áp dụng cho tất cả mọi người, không có ngoại lệ phản ánh đặc trưng cơ bản nào của pháp luật? A. Tính xác định chặt chẽ về nội dung. B. Tính quyền lực, bắt buộc chung . C. Tính quy phạm phổ biến. D. Tính xác định chặt chẽ về hình thức. Câu 28. Quyền lực Nhà nước Việt Nam được xác định bởi chính chủ thể duy nhất và tối cao của quyền lực là nhân dân thể hiện nguyên tắc nào trong tổ chức và hoạt động của nhà nước? A. Tính phân chia. B. Tính quyền lực. C. Tính thống nhất. D. Tính Đảng. Câu 29. Cá nhân tổ chức không làm những điều pháp luật cấm là A. sử dụng pháp luật. B. thi hành pháp luật. C. ban hành pháp luật. D. tuân thủ pháp luật. Câu 30. Cá nhân, tổ chức sử dụng pháp luật tức là làm những gì mà pháp luật A. cho phép làm. B. quy định cho làm. C. quy định phải làm. D. không cho phép làm. Câu 31. Theo quy định của pháp luật, nội dung của các văn bản pháp luật khác cần được ban hành như thế nào trong quan hệ với Hiến pháp? A. Chỉ cần phủ hợp với tình hình địa phương. B. Có thể dự báo cho sự thay đổi của Hiến pháp. C. Không được trái với quy định của Hiến pháp. D. Có mối quan hệ độc lập với Hiến pháp.

Xác minh chuyên gia

Giải pháp

4.7 (125 Phiếu)
Hạ thầy · Hướng dẫn 5 năm

Trả lời

16. C-> Các văn bản quy phạm pháp luật phải được diễn đạt chính xác, một nghĩa để người dân hiểu và thực hiện đúng là thể hiện tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.17. B-> Hội đồng nhân dân được thành lập thông qua bầu cử, ứng cử.18. C-> Pháp luật do nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện bằng quyền lực của nhà nước là đặc điểm tính quyền lực bắt buộc chung của pháp luật19. D-> Văn bản luật là văn bản do Quốc hội ban hành gồm: Hiến pháp, bộ luật, luật, nghị quyết.20. D-> Thi hành pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó việc các chủ thể pháp luật (tổ chức, cá nhân) chủ động thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ mà pháp luật quy định phải làm (bắt buộc phải làm).21. D-> Toà án nhân dân là cơ quan xét xử của nước ta và thực hiện quyền tư pháp22. C-> Văn bản luật là văn bản do Quốc hội ban hành gồm: Hiến pháp, bộ luật, luật, nghị quyết.23. A-> Theo quy định của pháp luật, Quốc hội giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội đối với chủ thể Chính Phủ24. B-> Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.25. C-> Các văn bản pháp luật được ban hành theo đúng thẩm quyến, hình thức, trình tự, thủ tục quy định được gọi là văn bản quy phạm pháp luật.26. C-> Việc đăng kí tạm trú, tạm vắng là một nghĩa vụ của công dân theo quy định của pháp luật Việt Nam. Công dân cần phải thông báo cho chính quyền địa phương về việc tạm trú hoặc tạm vắng để được quản lý và bảo vệ quyền lợi của mình. Việc không tuân thủ nghĩa vụ này có thể bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Do đó, việc đăng kí tạm trú, tạm vắng là một hành vi thi hành pháp luật của công dân.27. C-> Luật hôn nhân gia đình quy định điều kiện kết hôn giữa nam và nữ áp dụng cho tất cả mọi người, không có ngoại lệ phản ánh đặc trưng cơ bản tính quy phạm phổ biến của pháp luật. 28. C-> Quyền lực Nhà nước Việt Nam được xác định bởi chính chủ thể duy nhất và tối cao của quyền lực là nhân dân thể hiện nguyên tắc thống nhất trong tổ chức và hoạt động của nhà nước29. D-> Cá nhân tổ chức không làm những điều pháp luật cấm là tuân thủ pháp luật30. A-> Cá nhân, tổ chức sử dụng pháp luật tức là làm những gì mà pháp luật cho phép làm31. C-> Theo quy định của pháp luật, nội dung của các văn bản pháp luật khác cần được ban hành không được trái với quy định của Hiến pháp trong quan hệ với Hiến pháp