Trang chủ
/
Lịch sử
/
đọc kĩ văn bản sau và trả lời câu hỏi: tiếng việt thuộc ngữ tộc nam á. ngữ tộc này được nói từ

Câu hỏi

Đọc kĩ văn bản sau và trả lời câu hỏi: Tiếng Việt thuộc ngữ tộc Nam Á. Ngữ tộc này được nói từ Việt Nam ở phía Đông cho đến cao nguyên Chota Nagpour (thuộc Đông Ấn Độ ở phía Tây). Có lẽ tiếng Việt đã được chồng lên những ngôn ngữ cổ hơn mà ngày nay đã mất, chỉ còn lại một vài tàn dư đây đó trong các phương ngữ Thái, Mường hoặc các phương ngữ vùng cao xứ Trung Kỳ. Dù sao, trong những thiên niên kỉ gần đây, nó đã chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của những thứ tiếng khác nhau như Hán, Mã Lai, A ri ăng... là những ngôn ngữ đã đem đến cho nó những yếu tố mới. [...] Lối nói dân gian đậm đà màu sắc do những từ tượng thanh và các phó từ miêu tả. Hơn nữa, nó còn véo von, và trong cái nền cổ nhất của nó, lối nói này mang hình thức những đoạn thơ lấy trong đó sự diễn cảm được thực hiện bằng những từ được đưa vào trong những cái khuôn mẫu đối nhau, và nối với nhau bằng cách láy phụ âm Người ta thường tăng thêm sức mạnh cho suy luận của mình bằng những so sánh vay mượn ở các yếu tố tự nhiên: nông dân ta so sánh, bằng một óc quan sát kỳ lạ, các sự việc trong đời sống với các biểu hiện của tự nhiên. Văn phong Trung Hoa, nhất là văn phong sân khấu, đã ảnh hưởng nhiều đến ngôn ngữ văn học Việt Nam. Thỉnh thoảng, một số tác giả nghiệp dư, trong những lúc thư nhàn, đã viết một số tác phẩm; nhất là thơ, bằng tiếng Việt. Bắt chước lối tu từ Trung Hoa, họ nhét đầy tác phẩm của mình những điển cố văn học; lịch sử và những biểu tượng. Văn xuôi của họ rất có vần điệu: câu nào cũng gồm những nhóm ít nhiều biền ngẫu, cấu tạo từ những khuôn mẫu cứng nhắc ba bốn chữ một. Tuy nhiên, do trình độ rất uyên thâm của họ về văn hóa Trung Quốc, các nhà văn này đã để lại những tác phẩm tiếng Việt đóng  góp không ít vào việc tạo cho tiếng nói dân tộc sự vững chắc và tính độc đáo khiến nó chống chọi được với sự thờ ơ có tính toán của đa số nhà nho cũng như với uy thế tuyệt đối của nền văn học Trung Hoa rực rỡ và đồ sộ. Một trong số những tác phẩm này là những công trình văn học thực sự mà người có học vẫn kính nể, và nông dân thất học của ta vẫn truyền miệng, thí dụ như: Thi tập của Lê Thánh Tôn, Bạch Vân thi tập của Nguyễn Bỉnh Khiêm, các áng văn xuôi có vần điệu của Lê Quý Đôn, Gia huấn ca của Nguyễn Trãi, Chinh phụ ngâm của Đoàn Thị Điểm, Cung oán ngâm của Ôn Như Nguyễn Gia Thiều, Ngọa long ngâm của Đào Duy Từ, thơ của Hồ Xuân Hương, Nguyễn Công Trứ, Trần Tế Xương, Thúy Kiều của Nguyễn Du... Từ khoảng ba chục năm nay, nhờ sự phát triển của nghề in đã cho ra đời một nền báo chí ngày càng đa dạng, và nhờ việc dạy tiếng Pháp rộng rãi trong các trường học, tiếng Việt chẳng những phong phú thêm, mà còn được đổi mới. Ngay từ đầu thế kỷ, với sự du nhập của văn minh phương Tây, người ta đã cảm thấy cần làm cho tiếng mẹ đẻ, cho tới lúc đó đủ để biểu thị các xúc động và tình cảm, thích ứng với những đòi hỏi mới mà những tiến bộ hiện đại đặt ra. Khoảng năm 1910, một nhóm người Việt Nam còn ra sức để nâng tiếng nói quê hương lên tầm các ngôn ngữ văn minh. Từ bấy trở đi, nhờ những cố gắng kết hợp và đa dạng của các nhà văn như Nguyễn Khắc Hiếu, Nguyễn Bá Học, Phan Kế Bính, Phạm Duy Tốn, ... tiếng Việt trở thành một ngôn ngữ mới. Thứ tiếng Việt hiện đại này đã được lợi thêm về tính logic, vẻ thanh lịch, sự trong sáng và rõ ràng. Nó trở nên uyển chuyển hơn, nhiều vẻ hơn, có khả năng hơn để diễn đạt các tư tưởng mới cùng các khái niệm trừu tượng. Tiếng Việt đã được cứu thoát như vậy khỏi sự lãng quên trong các thế kỷ qua bởi các tác phẩm, hiếm hoi nhưng hoàn hảo, của các nhà nho tinh tế nước ta, được làm giàu thêm và củng cố bởi các thế hệ hiện đại, ngày nay trở thành ngôn ngữ văn minh chính của nước Việt Nam. (Trích Văn minh Việt Nam, Nguyễn Văn Huyên, NXB Hội Nhà văn) Câu 601195: Vì sao tác giả lại cho rằng: Tiếng Việt đã được cứu thoát như vậy khỏi sự lãng quên trong các thế kỷ qua bởi các tác phẩm, hiếm hoi nhưng hoàn hảo, của các nhà nho tinh tế nước ta? A. Vì các nhà nho đã bình dân hóa tiếng Việt và đưa nó vào đời sống của nhân dân thông qua các tác phẩm văn học. B. Đặc điểm ngữ âm và ngữ nghĩa. C. Đặc điểm ngôn ngữ địa phương D. Phân loại cấu tạo ngữ pháp.

Xác minh chuyên gia

Giải pháp

4.2 (282 Phiếu)
Minh Châu thầy · Hướng dẫn 5 năm

Trả lời

Tác giả lại cho rằng: Tiếng Việt đã được cứu thoát như vậy khỏi sự lãng quên trong các thế kỷ qua bởi các tác phẩm, hiếm hoi nhưng hoàn hảo, của các nhà nho tinh tế nước ta bời: Các nhà nho đã bình dân hóa tiếng Việt và đưa nó vào đời sống của nhân dân thông qua các tác phẩm văn học.