Similar Questions
-
I . L Ị CH S Ử TH Ế GI Ớ I CÂU 1/ (6 đi ể m) Em hãy đọc trích đoạn bài báo và thực hiện các yêu cầu bên dưới: “ Vai trò trung tâm c ủ a ASEAN đư ợ c tăng cư ờ ng trong đ ạ i d ị ch COVID-19 10:36 31/05/2020 … Người ta đã tốn rất nhiều giấy mực để dự đoán về việc liệu Trung Quốc hay Mỹ sẽ nổi lên với tầm ảnh hưởng và uy thế lớn hơn trong một thế giới hậu COVID-19, đặc biệt là ở khu vực Đông Nam Á, một khu vực chủ chốt trong cuộc cạnh tranh chiến lược ngày càng g ay gắt giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới… Cả Mỹ và Trung Quốc đều có những nỗ lực đáng chú ý nhằm hỗ trợ 10 nước thành viên ASEAN khi những nước này phải đối phó với đại dịch … Cả Mỹ và Trung Quốc đều là các đối tác vô cùng quan trọng và do đó, các nướ c ASEAN sẽ cố gắng hết sức để duy trì sự cân bằng trong mối quan hệ với cả hai cường quốc này, hành động thận trọng và tránh bị lôi kéo về bất cứ phe nào… … Cùng với việc phạm vi cạnh tranh chiến lược Trung-Mỹ ngày càng rộng, mức độ ngày càng sâu hơn, các nước Đông Nam Á thực sự không muốn phải lựa chọn đứng về bên nào. Một mặt, các quốc gia ASEAN vẫn giữ thái độ cảnh giác trước ảnh hưởng từ sự trỗi dậy của Trung Quốc. Mặt khác, các nước ASEAN luôn thực hiện sách lược cân bằng nước lớn, tăng cường sức đề khá ng trước tác động từ cạnh tranh Trung-Mỹ . Trong cu ộ c thăm dò dư lu ậ n vào tháng 3/2020 c ủ a Vi ệ n Nghiên c ứ u Đông Nam Á t ạ i Singapore (ISEAS), đa s ố nh ậ n đ ị nh ASEAN c ầ n tăng cư ờ ng tính linh ho ạ t và đoàn k ế t đ ể ki ể m soát nh ữ ng khác bi ệ t căn b ả n gây chia r ẽ ở k hu v ự c . … Đến nay, ASEAN đã cố gắng duy trì vai trò trung tâm trong khuôn khổ hợp tác khu vực và phần lớn các nước thành viên ASEAN thực hiện chiến lược cân bằng nước lớn. Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp trong khu vực và trên thế giới, n hững thách thức về an ninh vẫn đang tồn tại, ASEAN vẫn có những cách hoạt động tham vấn của mình để có thể phát huy được vai trò trung tâm ở mức cao nhất có thể. Điển hình là trong công tác ứng phó với dịch bệnh COVID-19, trên cương vị Chủ tịch ASEAN 2020, Việt Nam đã nỗ lực thúc đẩy đoàn kết, chủ động thích ứng của ASEAN trước dịch bệnh. T ạ i các h ộ i ngh ị C ấ p cao đ ặ c bi ệ t tr ự c tuy ế n ASEAN và ASEAN+3 v ề ứ ng phó v ớ i d ị ch b ệ nh COVID-19, các nhà lãnh đ ạ o kh ẳ ng đ ị nh đoàn k ế t và h ợ p tác chính là s ứ c m ạ nh giúp ASE AN chi ế n th ắ ng đ ạ i d ị ch COVID-19, cùng nhau đ ề ra các bi ệ n pháp h ợ p tác c ụ th ể nh ằ m ki ể m soát, ngăn ch ặ n, gi ả m thi ể u các tác đ ộ ng v ề kinh t ế -xã h ộ i c ủ a d ị ch b ệ nh, đ ồ ng th ờ i b ả o đ ả m s ự phát tri ể n năng đ ộ ng, b ề n v ữ ng c ủ a khu v ự c v ề dài h ạ n. ” Thanh Bình (Nguồn: https://cand. com. vn/Binh-luan-quoc-te/Vai-tro-trung-tam-cua-ASEAN-duoc-tang-cuong-trong-dai-dich-COVID-19-i567689 ) a. Đoạn trích trên nhắc đến một tổ chức liên minh kinh tế - chính trị lớn ở Đông Nam Á, dựa vào kiến thức đã học em hãy trình bày những hiểu biết của mình về tổ chức này. b. Trong tình hình diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 hiện nay, tổ chức này đang phải đối mặt với những thách thức to lớn nào? Những giải pháp tổ chức cần thực hiện để vượt qua khó khăn hiện tại là gì? c. Ngoài tổ chức này, em hãy kể tên (ít nhất 2 ) tổ chức liên minh kinh tế - chính trị lớn trên thế giới mà em biết? CÂU 2/ (4,0 đi ể m) Châu lục này được gọi là “Lục địa trỗi dậy” từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, bằng kiến thức đã học em hãy: a. Xác định châu lục được nhắc tới ở đây là châu lục nào? b. Giải thích tại sao châu lục này lại được gọi là “Lục địa trỗi dậy”? Sự “trỗi dậy” đó được thể hiện cụ thể ra sao? II. L Ị CH S Ử VI Ệ T NAM CÂU 3/ ( 4 đi ể m) Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, để bù đắp những thiệt hại do chiến tranh gây ra, thực dân Pháp đã đẩy mạnh khai thác thuộc địa, trong đó có Đông Dương và Việt Nam. Bằng kiến thức đã học và hiểu biết của bản thân, em hãy giải thích tại sao thực dân Pháp lại tiến hành khai thác Việt Nam ngay sau Chiến tranh thế giới thứ nhất và cho biết chương trình khai thác Việt Nam lần thứ hai của thực dân Pháp có điểm gì mới? CÂU 4/ ( 6 đi ể m) a. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất xã hội Việt Nam có sự phân hóa sâu sắc trong đó giai cấp công nhân được nhận định là có đủ khả năng lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam đi đến thắng lợi, em hãy chứng minh luận điểm trên. b. Bằng những sự kiện lịch sử trong phong trào cách mạng 1930 - 1931, hãy làm rõ nhận định: Ngh ệ An - Hà Tĩnh là nơi phong trào cách m ạ ng di ễ n ra sôi n ổ i, m ạ nh m ẽ nh ấ t và là đ ỉ nh cao c ủ a phong trào cách m ạ ng 1930 - 1931 . ---H Ế T--- A. B. C. D.
-
Câu 16. Các văn bản quy phạm pháp luật phải được diễn đạt chính xác, một nghĩa để người dân hiểu và thực hiện đúng là thể hiện tính A. quy phạm phổ biến. B. trừu tượng hóa về ngôn ngữ. C. xác định chặt chẽ về mặt hình thức. D. đồng bộ hóa về dữ liệu. Câu 17. Hội đồng nhân dân được thành lập thông qua A. đặc trưng vùng miền. B. bầu cử, ứng cử. C. mệnh lệnh cấp trên. D. phân bổ quyền lực. Câu 18. Pháp luật do nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện bằng quyền lực của nhà nước là đặc điểm nào của pháp luật? A. tính cưỡng chế. B. tính xác định chặt chẽ về hình thức. C. tính quyền lực bắt buộc chung. D. tính quy phạm phổ biến. Câu 19. Văn bản luật là văn bản do chủ thể nào dưới đây ban hành? A. Hội đồng nhân dân. B. Đảng Cộng sản. C. Ủy ban nhân dân. D. Quốc hội. Câu 20. Cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm là thực hiện pháp luật theo hình thức nào sau đây? A. Tuyên truyền pháp luật. B. Sử dụng pháp luật. C. Phổ biến pháp luật. D. Thi hành pháp luật. Câu 21. Toà án nhân dân là cơ quan xét xử của nước ta và thực hiện quyền A. Chỉ để xử lý dân sự. B. Lập pháp. C. Hành pháp. D. Tư pháp. Câu 22. Văn bản luật không bao gồm văn bản nào dưới đây? A. Hiến pháp. B. Luật tố tụng dân sự. C. Biên bản xử phạt hành chính. D. Luật hành chính. Câu 23. Theo quy định của pháp luật, Quốc hội giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội đối với chủ thể nào dưới đây? A. Chính phủ. B. Tổng bí thư. C. Chủ tịch Đảng. D. Chủ tịch tỉnh. Câu 24. Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ A. lợi ích kinh tế của mình. B. quyền và lợi ích hợp pháp của mình. C. quyền và nghĩa vụ của mình. D. các quyền của mình. Câu 25. Các văn bản pháp luật được ban hành theo đúng thẩm quyến, hình thức, trình tự, thủ tục quy định được gọi là A. văn bản thực hiện pháp luật. B. văn bản hướng dẫn thi hành. C. văn bản quy phạm pháp luật. D. văn bản chế định pháp luật. Câu 26. Công dân thi hành pháp luật khi A. sàng lọc giới tính thai nhi. B. tìm hiểu thông tin nhân sự. C. đăng kí tạm trú, tạm vắng. D. ủy quyền nghĩa vụ bầu cử. Câu 27. Luật hôn nhân gia đình quy định điều kiện kết hôn giữa nam và nữ áp dụng cho tất cả mọi người, không có ngoại lệ phản ánh đặc trưng cơ bản nào của pháp luật? A. Tính xác định chặt chẽ về nội dung. B. Tính quyền lực, bắt buộc chung . C. Tính quy phạm phổ biến. D. Tính xác định chặt chẽ về hình thức. Câu 28. Quyền lực Nhà nước Việt Nam được xác định bởi chính chủ thể duy nhất và tối cao của quyền lực là nhân dân thể hiện nguyên tắc nào trong tổ chức và hoạt động của nhà nước? A. Tính phân chia. B. Tính quyền lực. C. Tính thống nhất. D. Tính Đảng. Câu 29. Cá nhân tổ chức không làm những điều pháp luật cấm là A. sử dụng pháp luật. B. thi hành pháp luật. C. ban hành pháp luật. D. tuân thủ pháp luật. Câu 30. Cá nhân, tổ chức sử dụng pháp luật tức là làm những gì mà pháp luật A. cho phép làm. B. quy định cho làm. C. quy định phải làm. D. không cho phép làm. Câu 31. Theo quy định của pháp luật, nội dung của các văn bản pháp luật khác cần được ban hành như thế nào trong quan hệ với Hiến pháp? A. Chỉ cần phủ hợp với tình hình địa phương. B. Có thể dự báo cho sự thay đổi của Hiến pháp. C. Không được trái với quy định của Hiến pháp. D. Có mối quan hệ độc lập với Hiến pháp.
-
(3,0 điểm) Anh/chị hãy đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 5: Mùa tuyển sinh đại học - cao đẳng đã đến. Không khí bắt đầu nóng. Thỉnh thoảng, mở TV hay đọc báo, bạn sẽ bắt gặp những ngày hội tuyển sinh, khi các đại học bày những gian hàng tư vấn và thu hút hàng chục nghìn người tới xem. Ở trong những ngày hội như thế, sẽ có những phụ huynh được phỏng vấn. Và bạn sẽ gặp một phụ huynh trăn trở: “Tôi đến tham khảo cơ hội nghề nghiệp thế nào để chọn trường cho cháu”. “Chọn trường cho cháu”? Tôi tự hỏi, trong mệnh đề nghe rất thuận tai này, cơ hội nghề nghiệp, rồi lựa chọn “cho” con, có vấn đề gì không? (1) Tôi có người chú vừa nghỉ hưu. Trong lễ công bố quyết định nghỉ, ông phát biểu: “Tôi đã chọn nhầm nghề. Bây giờ tôi mới khởi nghiệp”. Tất nhiên, đây là một chia sẻ mang ý nghĩa tích cực. Nó hàm ý rằng mọi người ở lại cứ yên tâm, ông sẽ không phải đối mặt với cú sốc tâm lý khi nghỉ hưu như nhiều người khác. Ngược lại, giờ đây ông có cơ hội làm công việc mà mình thực sự yêu thích. Dù vậy, khi nghe câu nói này của chú, tôi không thể không xót xa. Đến cuối sự nghiệp có thể xem là viên mãn (cũng có chức vụ quản lý vừa phải, cũng được Nhà nước ghi nhận phong tặng các danh hiệu) mà chú vẫn phải nói rằng mình chọn nhầm nghề. Chắc chắn không phải đến tận bây giờ ông mới nhận ra điều đó. Với những người thuộc thế hệ của chú tôi đã gặp, thì đó không phải là chuyện cá biệt. Nó là thế hệ cha mẹ đặt đâu con ngồi đó, hay thậm chí là học tập, làm việc và sinh sống theo sự phân công. Thời chưa có thị trường, không chỉ hàng hóa, ngay cả lựa chọn cuộc đời cũng được “phân phối”… Nhưng rồi nhìn quanh, tôi bỗng giật mình nhận ra rằng cho đến tận thế hệ này, ý nguyện tự do của thanh niên, trong việc lựa chọn đường đời, vẫn là một điều xa xỉ. (2) Tôi là một ví dụ. Năm nay tôi 32 tuổi. Cũng có lúc, tôi muốn chuyển việc, đến một nơi cảm thấy hứng thú hơn. Nhưng lập tức tôi gặp rất nhiều rào cản, áp lực từ gia đình và người thân. Công việc hiện tại, được cho là mơ ước của nhiều người. Rào cản ấy khiến tôi phải suy nghĩ và giảm bớt quyết tâm. Tôi có thể kháng cự nhưng điều đó sẽ tạo ra những bi kịch khác. Và hứng thú, thứ khó có được nhất khi lựa chọn, thì đã bị tiêu diệt. (3) Một câu chuyện khác, quen thuộc hơn: Tôi quen một cô gái năm nay 30 tuổi. Trong khoảng 3-4 năm trở lại đây, dường như mối bận tâm duy nhất của những người xung quanh cô chỉ là bao giờ cô lấy chồng? Sức ép ấy tăng dần qua hàng năm. Ai cũng nói từ nặng có đến nhẹ có. Lúc thì theo kiểu tình cảm khuyên nhủ, khi thì sẵn sàng chửi bới thậm tệ. Người thân ruột thịt nói đã đành. Nhưng ngay cả những người quen xã giao của gia đình dường như cũng coi đấy là vấn đề quan trọng của họ, khi thường xuyên hỏi han, thắc mắc. Cô tâm sự rằng nhiều lúc cô sợ về thăm gia đình vì bị mọi người nói quá nhiều. Thậm chí, có lúc bát cơm chan nước mắt. Trước áp lực và sự tra tấn tinh thần khủng khiếp như thế, dịp 14/2 vừa qua cô này đã tặc lưỡi nhận lời yêu bừa một người mà theo cô là người mà cô ghét nhất trong số những người đã và đang theo đuổi mình. Nhưng chưa dừng lại ở đó, sau khi có người yêu, cô lại còn đang bị gia đình giục cưới. Một mối tình (tạm gọi thế) mới kéo dài được 2-3 tuần; sự lựa chọn ấy chưa hẳn là mong muốn của cô gái; hai bên thậm chí vẫn còn rất khó nói chuyện với nhau… Tuy nhiên, chẳng ai trong gia đình bận tâm đến điều đó. Thứ mà mọi người hướng tới chỉ là một đám cưới để cho giống những người khác. Đã nhận lời yêu bừa được thì cũng cưới bừa được, sau không hạnh phúc thì bỏ - bố mẹ cô gái này còn giữ quan điểm cực đoan như thế. Đây chắc chắn cũng không phải chuyện cá biệt. Không phải ngẫu nhiên mà một trong những ca khúc hot nhất từ đầu năm 2017 đến giờ được đặt tên theo một câu hỏi. “Bao giờ lấy chồng?” của Bích Phương nổi tiếng, vì nó là một câu hỏi quá nổi tiếng. Giữa “chọn trường cho con” và “bao giờ lấy chồng” có cùng một bản chất - thứ sẽ quyết định đường đời của những người trẻ. Xã hội chúng ta đang tồn tại rất nhiều định kiến như những câu chuyện tôi đã kể. Con người bị gò bó trong những khuôn mẫu có sẵn. Họ rất có thể sẽ phải hy sinh mong muốn thực sự của bản thân (hoặc đơn giản là không vượt qua được áp lực) để giống với những người khác; vì thể diện gia đình hoặc vì những gì đó tương tự. Hệ quả là phải ở cái tuổi gần lục tuần ông chú trong câu chuyện của tôi mới “khởi nghiệp”. Tôi chưa rõ chú định “khởi nghiệp” cái gì và như thế nào. Chỉ biết rằng thế là quá muộn - quỹ thời gian dành cho ông không nhiều. Mùa thi năm nay, bao nhiêu bạn trẻ sẽ lựa chọn đời mình theo sự sắp đặt và mong muốn của người thân? Tôi không biết. Nhưng tương lai của một xã hội với những thế hệ không tự quyết đường vào đời sẽ khó có nhiều hứa hẹn. Và sẽ lại bao người tìm đến sự khởi nghiệp vào lúc đã ở phía dốc bên kia cuộc đời như người chú của tôi? ( Đường đời miễn cưỡng , Phan Tất Đức, 10/3/2017) Câu 1 (0,5 điểm) : Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên? Câu 2 (0,5 điểm) : Thao tác lập luận chính được sử dụng trong các đoạn (1), (2), (3) là gì? Câu 3 (0,75 điểm) : Chỉ ra những nghịch lý xã hội đối với người trẻ tuổi được tác giả khái quát trong bài viết? Câu 4 (0,5 điểm) : Tìm trong văn bản trên và ghi lại câu văn mà anh/chị cho là kết luận quan trọng nhất của bài viết? Câu 5 (0,75 điểm) : Anh/chị có đồng tình với quan điểm được tác giả thể hiện qua câu văn trên không? Vì sao?
-
Câu 1: Theo quy định của pháp luật, mọi công dân nếu đủ điều kiện đều được tham gia ứng cử vào Hội đồng nhân dân các cấp là góp phần thực hiện tốt quyền con người trên lĩnh vực A. Chính trị. B. Dân sự C. Đối ngoại. D. Xã hội. Câu 2: Theo quy định của pháp luật, mọi công dân nếu đủ điều kiện đều được tham quản lý nhà nước và xã hội là góp phần thực hiện tốt quyền con người trên lĩnh vực A. Chính trị. B. Dân sự C. Đối ngoại. D. Xã hội. Câu 3: Theo quy định của pháp luật, nội dung nào dưới đây không thể hiện quyền bình đẳng của công dân trên lĩnh vực dân sự? A. Được bảo đảm an toàn thư tín, điện tín. B. Tự do kết hôn theo luật định. C. Quyền được bảo hộ về danh dự, nhân phẩm. D. Bày tỏ ý kiến với đại biểu Quốc hội. Câu 4: Theo quy định của pháp luật, nội dung nào dưới đây không thể hiện quyền bình đẳng của công dân trên lĩnh vực chính trị? A. Khiếu nại vì đền bù chưa thỏa đáng. B. Bày tỏ ý kiến với đại biểu Quốc hội. C. Tham gia bầu cử Quốc hội. D. Hoàn thiện thủ tục nhận di sản thừa kế. Câu 5: Hành vi nào sau đây thực hiện quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân về dân sự? A. Bạn H được thừa kế tài sản từ bố đẻ. B. Ông B tích cực tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân. C. Anh N không tham gia biểu tình vì thấy trái với quy định của pháp luật. D. Chị C đã có những kiến nghị với Uỷ ban nhân dân xã về nội dung xây dựng làng văn hoá. Câu 4: Hành vi nào sau đây là thực hiện quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân về chính trị? A. Ông X khiếu nại đến Uỷ ban nhân dân xã về quyết định thu hồi đất. B. Anh Q đã mở cửa hàng kinh doanh theo quy định của pháp luật. C. Chị P được tự do theo một tôn giáo. D. Bà K luôn được khám chữa bệnh định kì. Câu 6: Quyền làm Hiến pháp bao gồm có sửa đổi, bổ sung Hiến pháp hoặc làm Hiến pháp mới là thể hiện chức năng nào dưới đây của Quốc hội? A. Lập hiến. B. Lập pháp. C. Giám sát. D. Dung hòa Câu 7: Việc các cơ quan tư pháp thay mặt nhà nước tiến hành việc buộc tội của Nhà nước đối với người phạm tội là thực hiện chức năng nào dưới đây? A. Thực hành quyền công tố. B. Thực hành quyền công khai. C. Thực hành ý chí người đứng đầu. D. Kiểm sát hoạt động tư pháp. Câu 8: Buộc tội bị cáo và bảo vệ sự buộc tội trước tòa bằng cách công bố bản cáo trạng là hoạt động tư pháp của cơ quan nào dưới đây? A. Viện kiểm sát nhân dân. B. Tòa án nhân dân. C. Ủy ban nhân dân. D. Hội đồng nhân dân. Câu 9: Hội đồng nhân dân địa phương không quyết định vấn đề nào dưới đây của địa phương? A. Phát triển kinh tế - xã hội. B. Đảm bảo an ninh trật tự. C. Chia tách địa giới hành chính. D. Công tác an sinh xã hội. Câu 10: Hội đồng nhân dân địa phương không có thẩm quyền quyết định vấn đề nào dưới đây của địa phương? A. Giám sát tối cao hoạt động của Quốc hội. B. Giám sát hoạt động của Ủy ban nhân dân. C. Giám sát hoạt động của cơ quan hành chính. D. Giám sát vấn về an sinh xã hội tại địa bàn. Câu 11: Hội đồng nhân dân không có chức năng nào dưới đây? A. Xây dựng chiến lược phát triển kinh tế của địa phương. B. Đề nghị làm hoặc sửa đổi Hiến pháp. C. Quyết định các biện pháp hỗ trợ an sinh xã hội của địa phương. D. Giám sát việc giải quyết khiếu nại tố cáo tại địa phương. Câu 12: Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng đặc điểm của hệ thống chính trị ở Việt Nam A. Do một đảng duy nhất lãnh đạo là Đảng Cộng sản Việt Nam. B. Thực hiện đa nguyên chính trị và đa đảng lãnh đạo. C. Hoạt động theo cơ chế dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra. D. Đảm bảo quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân lao động. Câu 13: Trong hệ thống chính trị Việt Nam, mối quan hệ giữa các thành tố cấu thành được xác lập theo cơ chế nào dưới đây? A. Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lí, nhân dân làm chủ. B. Đảng tổ chức, Nhà nước thực hiện, nhân dân giám sát. C. Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra. D. Dân biết, dân hỏi, dân làm, dân kiểm tra. Câu 14: Một trong những đặc điểm của hệ thống chính trị Việt Nam đó là A. Nhà nước lãnh đạo. B. Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. C. Mặt trận tổ quốc lãnh đạo. D. các tổ chức chính trị - xã hội lãnh đạo Câu 15: Trong hệ thống chính trị Việt Nam, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là công cụ tồ chức thực hiện ý chí và quyền lực của nhân dân, thay mặt nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân để A. quản lí toàn bộ hoạt động của đời sống xã hội. B. lãnh đạo toàn bộ hệ thống chính trị - xã hội. C. tập hợp khối đoàn kết toàn dân tộc. D. chăm lo lợi ích của các tầng lớp xã hội.
-
Đọc kĩ văn bản sau và trả lời câu hỏi: Không thể phủ nhận, trong thời kỳ bị đô hộ kéo dài, người Việt đã tiếp nhận khá nhiều thành tố của văn minh Trung Hoa, nhưng các tập tục truyền thống trong lối sống, trong sinh hoạt, trong lời ăn tiếng nói hàng ngày vẫn được người Việt lưu giữ bền chắc. Sau khi nhà nước phong kiến - quân chủ của người Việt được tạo lập, mỗi triều đại mới dựng lên luôn quan tâm đến việc tái thiết triều nghi, phẩm phục, song riêng với trang phục dân gian, triều đình Việt Nam nhìn chung đều muốn dân chúng giữ nguyên phong tục vốn có. Ví như tháng 5 năm 1437, vua Lê Thái Tông đã chuẩn tấu đề nghị của Lương Đăng, áp dụng một phần chế độ trang phục của nhà Minh vào trang phục cung đình, trong khi đó đến tháng 12 lại ra lệnh cho người Minh ở Đại Việt phải nhất loạt mặc áo và cắt tóc ngắn theo phong tục của người Kinh bản địa. Điều này tiếp tục được minh chứng qua chính sách khoan hòa của vua Quang Trung trong chiếu lên ngôi, khi ông cho phép “y phục dân gian Nam Hà, Bắc Hà đều được theo tục cũ, chỉ có mũ áo trong triều thì nhất loạt tuân theo quy định mới”. Nhìn chung, triều đình Việt Nam từ thời Lý đến thời Lê đều không có chính sách bắt ép thay đổi trang phục dân gian trong toàn quốc, ngoại trừ triều Nguyễn sau này. Dĩ nhiên, trang phục dân gian Việt Nam không chỉ có vài kiểu dáng áo quần đơn nhất, song thường có một vài kiểu trang phục đặc biệt thịnh hành ở mỗi thời đoạn khác nhau. Vào thời Lý Trần, áo cổ tròn là kiểu áo phổ biến của cả đàn ông và đàn bà. Riêng đàn ông còn quây Thường, một dạng váy quây bên ngoài quần lụa, dưới vạt áo Tứ Điên; đàn bà chuộng mặc áo giao lĩnh cổ lớn. Thời kỳ này, áo tứ thân được may bằng bốn khổ vải, hai vạt song song buông dài xuống phía trước đã xuất hiện, đây cũng là một trong những kiểu áo phổ biến của phụ nữ Việt Nam được kế thừa qua suốt thời Trần, Lê. Bước sang thời Lê, kiểu áo chung của đàn ông và đàn bà là áo giao lĩnh (cổ áo vắt chéo, còn gọi là áo tràng vạt). Đàn ông lao động, lính tráng vẫn lưu giữ tục đóng khố như người thời Lý - Trần; đàn bà tiếp tục duy trì bộ trang phục yếm - váy, áo tứ thân. Từ khi chúa Nguyễn cát cứ phương Nam, nước Việt phân làm vương quốc Đàng Trong và Đàng Ngoài, năm 1744, chúa Nguyễn Phúc Khoát hạ lệnh thay đổi toàn bộ trang phục dân gian Đàng Trong. Tại thời điểm này, kiểu dáng áo dài cổ đứng cài khuy được phổ biến, trong suốt thời Nguyễn về sau, loại áo này không ngừng thay đổi về độ dài rộng của ống tay, vạt áo, cổ áo, dần dần thay thế trang phục áo cổ tròn và áo giao lĩnh của các triều đại trước đây. [...] Bản tính bảo thủ, giữ gìn bản sắc chỉ thực sự được đẩy mạnh và trở nên quyết liệt vào những thời kỳ người Việt nhận thấy có nguy cơ bị đồng hóa văn hóa, còn trong thời bình, họ lại tỏ ra khá linh hoạt trong việc tiếp thu các nền văn hóa xung quanh. Lúc này, chính những người trị vì đất nước lại ý thức về việc bảo tồn truyền thống. Không ít lần người dân phỏng theo lối ăn mặc, thậm chí nói pha tiếng người Minh, Thanh, Chiêm, Lào khiến triều đình phải ban lệnh cấm, như năm 1375, nhà Trần - Hồ “cấm quân dân mặc kiểu áo của người phương Bắc và phỏng tiếng nói của người Chiêm, Lào” (Toàn thư). Tóm lại, một phần do sự bảo thủ của người Việt, một phần do quy định của triều đình mà lối ăn vận trong dân gian qua các triều đại không biến đổi nhiều. Chỉ đến thời Nguyễn, đặc biệt dưới thời vua Minh Mạng, người dân Việt Nam mới lần đầu tiên bị ép phải thay đổi trang phục thường ngày, bị cấm sử dụng các loại áo tứ thân, váy đụp, khăn vuông, khố v.v. bất kể nam nữ nhất nhất đều phải mặc áo dài năm thân cài khuy. Tuy nhiên, ngoài chiếc áo dài năm thân được đặt định năm 1744 mà đến thời Nguyễn trở thành quốc phục - tiền thân của chiếc Áo dài như ta thấy ngày nay - các loại áo cổ tròn, tràng vạt, tứ thân còn hiện diện đến đầu thế kỷ XX đều là những dạng thức trang phục dân gian lưu hành phổ biến qua các thời kỳ trước đó. (Trích Ngàn năm áo mũ, Trần Quang Đức, NXB Thế giới. tr40-43) Câu 601183: Lịch sử trang phục dân gian của người Việt Nam có đặc điểm nào sau đây? A. Vận động phong phú và đa dạng B. Tương đối ổn định về kiểu dáng và hình thức. C. Thay đổi theo chiều hướng tối giản hóa. D. Vận động về kiểu dáng, thay đổi về chức năng.