Câu hỏi
Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, những người con đất Việt đã không khoanh tay đứng nhìn. Không phân biệt tuổi tác, giàu nghèo, họ đang từng ngày từng giờ san sẻ nỗi lo chung của cả nước. Những chiến sỹ quân đội, công an, y, bác sỹ, lực lượng tình nguyện viên đang từng ngày từng giờ căng mình nơi tiền tuyến chống dịch. Góp sức cùng tuyến đầu chống dịch, Mẹ VN Anh hùng Ngô Thị Quýt, dù đã 95 tuổi vẫn cần mẫn may hàng trăm chiếc khẩu trang để phát cho người nghèo phòng, chống dịch. Xem ti vi nhìn thấy bộ đội, y tá ngày đêm chống dịch vất vả, cụ bà Nguyễn Thị Tửu, 101 tuổi ở thành phố Hà Tĩnh đã trích 26 triệu đồng từ tiền tích góp hàng năm mua 2 tấn gạo tặng bộ đội chống dịch. Cụ bà Đào Thị Huê (87 tuổi, trú thôn Phú Nhiêu 2, xã Bình Tân Phú, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) đã tự nguyện ủng hộ 3 triệu đồng tiết kiệm nhiều năm qua cùng đôi bông tai vàng góp sức cùng địa phương chống dịch. Để gây quỹ ủng hộ các y, bác sỹ trong cuộc chiến chống dịch COVID-19, một học sinh lớp 7 Trường Trung học Cơ sở Nghĩa Tân đã tự làm những chiếc bánh ngọt; hai em học sinh Trần Đức Phương và Bùi Lê Thảo Vy, học sinh lớp 9 ở Bình Phước ủng hộ hơn 200 triệu đồng dành dụm được trong nhiều năm. Một buổi hòa nhạc trực tuyến đã diễn ra trong niềm xúc động của biết bao phụ huynh cũng như các bạn học sinh của “Nhóm đồng hành cùng các kỳ thi học sinh giỏi Tiếng Anh” đã quyên góp được hơn 400 triệu đồng góp vào Quỹ chống dịch. Trường Trung học Phổ thông Trí Đức (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) trích từ quỹ Nhà trường 500 triệu đồng để đóng góp vào công tác phòng, chống dịch đồng thời sẵn sàng dành hệ thống cơ sở vật chất với khu ký túc xá 6 tầng, 75 phòng đáp ứng khoảng 900 người cách ly nếu thành phố Hà Nội có nhu cầu sử dụng… Không chỉ đồng bào trong nước, nhiều người con đất Việt xa Tổ quốc cũng ngày đêm hướng về quê hương, cùng chung tay, đóng góp cho công tác phòng, chống dịch tại Việt Nam. Mỗi người một cách chia sẻ thể hiện tấm lòng chân thành, vì sự an toàn của cộng đồng và quê hương. Là một kiều bào trở về quê hương ngay trong đợt dịch COVID-19 bùng phát trên toàn thế giới, ông Nguyễn Ngọc Mỹ, kiều bào Australia, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nhân người Việt ở nước ngoài được đưa vào khu cách ly tại Ký túc xá Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Xúc động trước những nỗ lực chống dịch của các nhân viên y tế, tình nguyện viên, với mong muốn được chia sẻ những khó khăn với đất nước, ông đã quyết định đóng góp 1 tỷ đồng chung tay cùng với tỉnh Hà Tĩnh chống dịch COVID-19. Ông đã đồng ý để Ủy ban Nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu sử dụng Ký túc xá Trường Cao đẳng Quốc tế VABIS của ông làm khu cách ly; đồng thời ủng hộ 200 triệu đồng hỗ trợ thành phố Hồ Chí Minh trong công tác phòng, chống dịch. Hiệp hội Doanh nghiệp Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (VTP) đã ký kết với các đối tác cung cấp 2.000 máy thở để tặng Chính phủ Việt Nam nhằm có thêm nguồn lực trong việc phòng, chữa bệnh COVID-19 cũng như bảo đảm an sinh xã hội, an toàn sức khỏe của nhân dân. Hợp đồng mua máy thở đã được ký kết và các nhà tài trợ đã thanh toán toàn bộ giá trị của 2.000 bộ máy thở cho nhà sản xuất. Số máy thở tặng Chính phủ Việt Nam do Tập đoàn Vạn Thịnh Phát là nhà tài trợ chính mang thương hiệu Humming Plus - dòng máy thở đa năng đặc biệt thích hợp để điều trị bệnh COVID -19, do Công ty Cổ phần Metran (Metran Co.,Ltd) sản xuất. Metran là doanh nghiệp hàng đầu tại Nhật Bản chuyên sản xuất các dòng máy thở, máy trợ thở, máy hô hấp nhân tạo; có trụ sở chính tại Nhật Bản và đã xây dựng một cơ sở sản xuất tại Bình Dương. Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Metran, tiến sỹ Kazufuku NITTA (tiến sỹ Trần Ngọc Phúc) cho biết là người Việt Nam, ông mong muốn thể hiện tình cảm với quê hương, đất nước bằng cách ưu tiên hàng đầu cho việc sản xuất nhanh nhất 2.000 máy thở. Nếu được sự chấp thuận và tạo điều kiện về thủ tục, vận chuyển, cấp phép và các thủ tục liên quan đến việc mở rộng sản xuất của Nhà máy Metran tại Bình Dương từ phía Chính phủ, Bộ Y tế và các cơ quan chức năng của Việt Nam, Công ty Cổ phần Metran (Metran Co.,Ltd) sẽ kịp bàn giao 2.000 bộ máy thở này cho Việt Nam trong vòng hai tháng (dự kiến vào cuối tháng 5/2019). Cập nhật lúc 10:29 03/04/2020 Theo Thu Phương - vietnamplus.vn Câu 1: Xác định nội dung chính của đoạn trích trên ? Câu 2: Tìm phương thức biểu đạt chính của đoạn văn bản trên ? Câu 3: Theo tác giả bài viết có những ai góp sức cùng tuyến đầu chống dịch ? Câu 4: Anh, chị có đồng ý với ý kiến: “Mỗi người một cách chia sẻ thể hiện tấm lòng chân thành, vì sự an toàn của cộng đồng và quê hương.” ? Vì sao ? Câu 5: Anh, chị đã và sẽ có những suy nghĩ và hành động nào để tham gia chống dịch Covid ? Câu 6: Từ nội dung phần đọc hiểu trên, hãy viết đoạn văn ( khoảng 15 dòng ) nêu suy nghĩ của mình về tấm lòng sẻ chia của con người trong cuộc sống.
Giải pháp
3.3
(352 Phiếu)
Sơn Tùng
cựu binh · Hướng dẫn 10 năm
Trả lời
Câu 1 : Nội dung : Nói về những người tình nguyện trong dịch covid Câu 2 : Phương thức biểu đạt : Liệt KêCâu 4 : Có, bởi vì điều đó là sẽ chia Câu 5 : Em sẽ làm từ thiện góp phần chống covidLM NỐT CÂU 3 VÀ 6 SORRY