Similar Questions
-
Ông A tích cực tham gia bầu tổ trưởng dân phố là thực hiện quyền dân chủ A. Đại diện. B. Gián tiếp. C. Trực tiếp. D. công khai. II/ PHẦN TỰ LUẬN Câu 1. Công dân có trách nhiệm như thế nào trong việc thực hiện chính sách quốc phòng và an ninh? Trách nhiệm của công dân đối với chính sách quốc phòng và an ninh. * Tin tưởng vào chính sách quốc phòng và an ninh của Đảng và Nhà nước. * Thường xuyên nêu cao tinh thần cảnh giác trước mọi âm mưu, thủ đoạn tinh vi của kẻ thù. * Chấp hành pháp luật về quốc phòng và an ninh, giữ gìn trật tự, an ninh quốc gia. * Sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ quân sự. * Tích cực tham gia vào các hoạt động trên lĩnh vực quốc phòng và an ninh tại nơi cư trú. Câu 2 : Mục tiêu và phương hướng cơ bản của chính sách dân số: Mục tiêu: Tiếp tục giảm tốc độ gia tăng dân số, sớm ổn định quy mô, cơ cấu dân số và phân bố dân cư hợp lí, nâng cao chất lượng dân số nhằm phát triển nguồn nhân lực cho đất nước. * Tăng cường công tác lãnh đạo và quản lí, tổ chức tốt bộ máy làm công tác dân số từ trung ương đến cơ sở. * Làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục, biện pháp kế hoạch hoá gia đình. * Nâng cao sự hiểu biết của người dân về vai trò của gia đình. * Nhà nước đầu tư đúng mức, tranh thủ các nguồn lực trong và ngoài nước; thực hiện xã hội hoá dân số, tạo điều kiện thuận lợi để mọi gia đình, cá nhân tự nguyện, chủ động tham gia công tác dân số. Câu 3: * Nhiệm vụ của văn hoá: Xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo. * Phương hướng cơ bản để xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc: - Làm cho chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của nhân dân. - Kế thừa, phát huy những di sản và truyền thống văn hoá của dân tộc. - Tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại. - Nâng cao hiểu biết và mức hưởng thụ văn hoá, phát huy tiềm năng sáng tạo văn hoá của nhân dân. * Việt Nam ta có những di sản văn hóa nào đã được UNESCO công nhận là: 22 di sản văn hóa thế giới của việt nam: 1. Quần thể di tích Cố đô Huế. 2. Vịnh Hạ Long. 3. Khu di tích Mỹ Sơn. 4. Phố cổ Hội An. 5. Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. 6. Nhã nhạc cung đình Huế. 7. Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên. 8. Quan họ Bắc Giang và Bắc Ninh. 9. Ca trù. 10. Hoàng thành Thăng Long-Hà Nội 11. Thành nhà Hồ 12. 82 bia tiến sĩ ở văn miếu QTG 13. Hội Gióng ở Sóc Sơn 14. Cao nguyên đá Đồng Văn 15. Hát xoan 16. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương 17. Mộc bản triều Nguyễn 18. Quần thể danh thắng Tràng An – Ninh Bình. 19. Ví dặm Nghệ Tĩnh. 20. Đờn ca tài tử Nam bộ. 21. Châu bản triều Nguyễn. 22. Mộc bản kinh phật chùa Vĩnh Nghiêm. Câu 4: Công dân có trách nhiệm như thế nào trong việc thực hiện chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta? * Tin tưởng và chấp hành nghiêm túc chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước. * Luôn luôn quan tâm đến tình hình thế giới và vai trò của nước ta trên trường quốc tế. * Chuẩn bị những điều kiện cần thiết để tham gia vào các công việc liên quan đến đối ngoại như rèn luyện nghề, nâng cao trình độ văn hoá và khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ .... * Khi quan hệ với các đối tác nước ngoài cần thể hiện ý thức dân tộc và phát huy những nét đẹp trong truyền thống văn hoá dân tộc, có thái độ hữu nghị, đoàn kết, lịch sự, tế nhị. Câu 5. Mục tiêu, phương hướng cơ bản của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường? Kể tên các khu vườn Quốc gia ở Việt Nam? * Mục tiêu: - Sử dụng hợp lý tài nguyên. - Bảo vệ môi trường. - Bảo tồn đa dạng sinh học. - Từng bước nâng cao chất lượng môi trường. Góp phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. * Phương hướng: - Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường từ Trung ương đến địa phương. - Thường xuyên giáo dục, tuyên truyền, xây dựng ý thức trách nhiệm bảo vệ tài nguyên, môi trường cho mọi người dân. - Coi trọng nghiên cứu khoa học, công nghệ, mở rộng hợp tác quốc tế, khu vực (Nghị định thư Kyoto – biến đổi khí hậu, ngày môi trường thế giới 5/6/1982, Việt Nam tham gia giờ tắt đèn thê giới,…). - Chủ động phòng ngừa, ngăn chặn ô nhiễm, cải thiện môi trường, bảo toàn thiên nhiên. - Khai thác, sử dụng hợp lí, tiết kiệm tài nguyên. - Áp dụng công nghệ hiện đại để khai thác tài nguyên và xử lý chất thải, rác bụi, tiếng ồn. * Các khu rừng Quốc gia ở Việt Nam: Cúc Phương, Cát Bà, Cuùc Phöông, Caùt Baø, Hoàng Liên, Xuân Sơn, Xuân Thủy, Pù Mát, Tam Đảo, Bạch Mã, Bến En, Bái Tử Long, Ba Bể, Ba Vì, Côn Đảo, Cát Tiên, Cần Giờ, Yok Đôn, Tràm Chim, U Minh Thượng, U Minh Hạ, Phú Quốc, Côn Đảo… Câu 6. Trình bày nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực chính trị. Nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực chính trị. Mọi quyền lực thuộc về nhân dân, trước hết là nhân dân lao động. Dân chủ trong lĩnh vực chính trị được thể hiện trước hết ở các quyền sau đây : * Quyền bầu cử và ứng cử vào các cơ quan quyền lực nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội. * Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của Nhà nước và địa phương. * Quyền kiến nghị với các cơ quan nhà nước, biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân. * Quyền được thông tin, tự do ngôn luận, tự do báo chí. * Quyền giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước. * Quyền khiếu nại, tố cáo ...........
-
Đối với tài sản nhà nước và lợi ích công cộng công dân cần có trách nhiệm gì? A. Khai thác bừa bãi B. Sử dụng tiết kiệm có hiệu quả C. Lấn chiếm, phá hoại D. Cả A, B, C.ều đúng. II. TỰ LUẬN Câu 1 . Quyền tự do ngôn luận là gì? Công dân sử dụng quyền tự do ngôn luận như thế nào? Có ý kiến cho rằng học sinh còn nhỏ chưa được phép và chưa có khả năng thực hiện quyền tự do ngôn luận. Em có tán thành ý kiến đó không? Vì sao? Câu 2. Em hãy trình bày nghĩa vụ tôn trọng tài sản nhà nước và lợi ích công cộng của công dân? Câu 3 : Em hãy chỉ ra điểm giống và khác nhau giữa quyền khiếu nại và tố cáo? Câu 4 Cho tình huống sau: Nam nhặt được chiếc ví trong đó có giấy tờ và một số tiền. Nam đã vứt các giấy tờ đi, còn tiền thì Nam giữ lại để tiêu sài. Câu hỏi: a) Vận dụng hiểu biết về quyền sở hữu của công dân, em hãy cho biết hành vi của Nam là đúng hay sai? Vì sao? b) Nếu là Nam, trong trường hợp này, em sẽ làm gì? Câu 5: T là học sinh chậm tiến, thường xuyên giao du với bọn xấu và bị chúng lôi kéo vào con đường hút chích. Có lần chúng bắt T phải lấy trộm tiền của các bạn cùng lớp để nộp cho chúng. Là bạn học cùng lớp với T, em sẽ làm gì để giúp đỡ bạn ? GỢI Ý II/ Phần tự luận: Câu 1 * Quyền tự do ngôn luận là quyền của công dân được tham gia bàn bạc, thảo luận, đóng góp ý kiến vào những vấn đề chung của đất nước, xã hội. * Công dân sử dụng quyền tự do ngôn luận - Sử dụng quyền tự do ngôn luận nhằm xây dựng và bảo vệ lợi ích chung của tập thể, của đất nước - Thông qua quyền này để phát huy dân chủ, thực hiện quyền làm chủ của công dân - Tự do trong khuôn khổ pháp luật quy định, không lợi dụng để vu khống, vu cáo, xuyên tạc sự thật nhằm làm hại người khác, làm hại lợi ích chung của xã hội - Nắm vững pháp luật để sử dụng tốt quyền này * Không tán thành ý kiến đó. Vì học sinh tuy nhỏ nhưng cũng là một công dân nên có quyền tự do ngôn luận. Học sinh có thể thực hiện quyền tự do ngôn luận tùy theo sự hiểu biết của mình bằng cách tích cực tham gia đóng góp ý kiến trong các cuộc họp ở lớp, ở trường; khi thấy có vấn đề, có ý kiến muốn đề xuất có thể kiến nghị với nhà trường hoặc gửi cho báo, đài. Câu 2 * Nghĩa vụ tôn trọng tài sản nhà nước và lợi ích công cộng của công dân - Không xâm phạm ( lấn chiếm, phá hoại hoặc sử dụng vào mục đích cá nhân) tài sản nhà nước và lợi ích công cộng. - Khi được nhà nước giao quản lí, sử dụng tài sản nhà nước phải bảo quản, giữ gìn, sử dụng tiết kiệm có hiệu quả, không tham ô, lãng phí. Câu 3 * Giống nhau + Đều là những quyền chính trị cơ bản của công dân được quy định trong Hiến pháp 1992. + Là công cụ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, của tập thể và của cá nhân. + Là phương tiện để công dân tham gia quản lí nhà nước, xã hội. * Khác nhau: Khác nhau Khiếu nại Tố cáo Người thực hiện -Công dân có quyền và lợi ích bị xâm phạm -Bất cứ công dân nào Đối tượng -Các quyết định hành chính, hành vi hành chính -Hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức Cơ sở -Quyền, lợi ích hợp pháp của bản thân người khiếu nại bị xâm phạm Gây thiệt hại đến lợi ích nhà nước, tổ chức, công dân Mục đích -Khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người đã bị xâm phạm hoặc bị thiệt hại. -Nhằm phát giác, ngăn chặn, hạn chế kịp thời mọi hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm đến lợi ích nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. Câu 4 : Cần nêu được a, Hành vi của Nam là sai Giải thích: Quyền sở hữu công dân gồm 3 quyền cụ thể là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt. Nam không phải là chủ sở hữu chiếc ví nên không có quyền gì đối với chiếc ví. Nam phải tôn trọng tài sản của người khác. b, Nếu là Nam, em sẽ: Giữ nguyên chiếc ví và tìm cách trả lại cho người mất, cụ thể Nếu có điều kiện, theo địa chỉ trên giấy tờ tìm đến trao tận tay người mất. Tìm cách báo cho người mất ví đến nhận lại. Nhờ thầy cô giáo chuyển cho người bị mất. Nộp cho cơ quan công an. Câu 5 - Một mặt em khuyên nhủ T không nên tiếp tục giao du với bọn người xấu, không lấy cắp tiền của các bạn cùng lớp vì đó là hành vi vi phạm pháp luật. - Mặt khác, em tìm cách báo với thầy cô, cha mẹ T, và các chú công an để kịp thời ngăn chặn những hành động của T và nhóm người xấu, tổ chức cai nghiện cho bạn, giúp bạn trở về con đường lương thiện. LƯU Ý:
-
Câu 1. Coi trọng chủ quyền, lợi ích chính đáng và nền văn hóa của các quốc gia, dân tộc là A. mất bản sắc văn hóa. B. tôn trọng các dân tộc khác. C. hành động ngoại giao. D. chiêu trò chính trị. Câu 2. Biểu hiện nào sau đây thể hiện sự tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác? A. Chỉ dùng hàng ngoại nhập. B. Chỉ dùng hàng Việt Nam sản xuất. C. Cướp bản quyền phát minh của dân tộc khác. D. Chống lại sự kỳ thị và phân biệt chủng tộc. Câu 3. Biểu hiện nào không tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác? A. Tìm hiểu về phong tục của các dân tộc trên thế giới. B. Đánh giá đúng thành tựu của các dân tộc trên thế giới. C. Tích cực học tiếng nước ngoài. D. Chỉ học hỏi và tôn trọng những nước phát triển. Câu 4. Đâu là di sản văn hóa của Việt Nam? A. Khải Hoàn Môn. B. Cố cung Bắc Kinh. C. Chùa Vàng. D. Thánh địa Mỹ Sơn. Câu 5. Đâu là di sản văn hóa của Campuchia? A. Quần thể kiến trúc Ăng – co. B. Cố đô Ki – ô – tô. C. Kim tự tháp kê - ốp. D. Điện Crem – ly. Câu 6. Toàn thể những người cùng sinh sống trong một khu vực lãnh thổ hoặc đơn vị hành chính nhất định gọi là A. cộng đồng dân cư. B. cộng dồn. C. cộng sinh. D. quốc gia. Câu 7. Cộng đồng nào sau đây là cộng đồng dân cư? A. Cộng đồng nghệ sĩ. B. Dòng họ. C. Tổ dân phố. D. Cộng đồng mạng . Câu 8. Cộng đồng dân cư làm tốt việc xây dựng nếp sống văn hóa có biểu hiện nào sau đây? A. Phát hiện và xử lý nhiều vụ trọng án. B. Các đám cưới được tổ chức linh đình. C. Không còn các phong tục. D. Không còn phạm pháp luật. Câu 9. Xây dựng cộng đồng văn hóa ở khu dân cư sẽ mang lại cho cộng đồng A. thu nhập cao. B. sự bình yên hạnh phúc. C. sư giải thoát khỏi ràng buộc. D. nhiều tụ điểm giải trí. Câu 10. Cộng đồng dân cư làm tốt nhiệm vụ xây dựng nếp sống văn hóa có biểu hiện? A. Duy trì tục tảo hôn. B. Làm đám cưới không cần đăng ký kết hôn. C. Các tệ nạn xã hội không hoạt động công khai. D. Bảo đảm trật tự, an ninh và môi trường. Câu 11. Để góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư em cần tránh A. giúp cha mẹ làm việc nhà. B. cảnh giác và tránh xa các tệ nạn xã hội. C. đặt điều nói xấu người khác. D. kết hôn khi vừa đủ 20 tuổi. Câu 12. Câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ nào không thể hiện cách cư xử văn hóa tốt đẹp? A. Đèn nhà ai nấy rạng. B. Tương thân tương ái. C. Bán anh em xa, mua láng giềng gần. D. Hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau. Câu 13. Người luôn trông chờ, dựa dẫm vào người khác là người A. không tự lập. B. chịu khó. C. tự lập. D. giỏi tính toán. Câu 14. Đứng trước những khó khăn, thử thách của cuộc sống, người tự lập sẽ A. chỉ làm những việc dễ. B. coi thường. C. bất chấp tất cả. D. tự tin và dám đương đầu . Câu 15. Trong học tập, trong công việc và trong cuộc sống, người tự lập là người luôn A. chú ý lỗi sai của người khác. B. chỉ thích hoạt động một mình. C. biết cách khiến mình trở thành trung tâm. D. tự giác phấn đấu để vươn lên. Câu 16. Các bạn trong lớp rủ Lan đi học nhóm, Lan từ chối không đi vì cho rằng học nhóm sẽ làm cho con người có tính ỷ lại, dựa dẫm vào người khác. Em hãy nêu nhận định của mình về vấn đề này? A. Đồng ý với Lan. B. Lan là người biết tự ý thức rèn luyện tính tự lập. C. Lan đã sai, vì học nhóm giúp mọi người hỗ trợ nhau. D. Nên khuyên các bạn khác nghe lời Lan. Câu 17. Em đồng ý với quan điểm nào sau đây? A. Tự lập là không cần sự giúp đỡ của bất kỳ ai. B. Tự lập là không giao tiếp nhiều với cộng đồng. C. Người tự lập thường sống một mình. D. Tự lập là luôn tự giác và sáng tạo. Câu 18. Em đồng ý với quan điểm nào sau đây? A. Người có tính tự lập sẽ có những lần thất bại. B. Người tự lập không thích làm phiền người khác. C. Người tự lập thường không giúp đỡ người xung quanh. D. Trẻ em không thể rèn tính tự lập. Câu 19. Tình cảm gắn bó giữa hai người trên cơ sở hợp nhau về tính tình, sở thích hoặc có chung xu hướng hoạt động, có cùng lý tưởng sống, được gọi là A. bạn bè. B. tình bạn. C. tình đồng chí. D. tình yêu. Câu 20. Để xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh cần có sự cố gắng và thiện chí từ A. ít nhất từ một phía. B. cả hai phía. C. phía người có địa vị cao hơn. D. phía người có địa vị thấp hơn. Câu 21. Biểu hiện nào sau đây không phải là của một tình bạn trong sáng, lành mạnh? A. Bình đẳng, tôn trọng nhau. B. Tin tưởng nhau. C. Chân thành với nhau. D. Chỉ gần gũi khi cần giúp đỡ. Câu 22. Tình bạn được hình thành trên cơ sở nào? A. Có cảnh ngộ giống nhau. B. Hình thức giống nhau. C. Tính tình giống nhau. D. Có sự phù hợp nhất định. Câu 23. Tình bạn trong sáng, lành mạnh có đặc điểm cơ bản nào? A. Sòng phẳng, tính toán. B. Bình đẳng và tôn trọng. C. Giúp đỡ nhau về tiền bạc. D. Bao che cho nhau. Câu 24. Quan điểm nào sau đây giúp xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh? A. Nếu bị bạn hiểu lầm thì không nên chơi với bạn nữa. B. Bạn của mình không được thành công hơn mình. C. Phải bênh vực bạn mình dù bạn đúng hay sai. D. Sẵn sàng lắng nghe lời góp ý chân thành của bạn.
-
Ôn tập CD 9 kì 2 năm 2023 Phần A. Câu hỏi trắc nghiệm- chọn phương án trả lời đúng nhất vào đáp án: Câu 1: Con đường nào ngắn nhất làm lây nhiễm HIV/AIDS? A. Ma túy, mại dâm . B. Cờ bạc, rượu chè. C. Xâm hại tình dục, bạo lực gia đình. D. Trộm cắp, cướp giật Câu 2: Hành vi nào dưới đây không nên làm: A. Tham gia vào các hoạt động, sinh hoạt văn nghệ, thể thao lành mạnh. B, Tránh xa những người mắc tệ nạn xã hội C. Không dùng thử ma tuý dù chỉ một lần để biết D. Tuyên truyền phòng, chống ma tuý Câu 3: Hiện tượng lấy vợ, lấy chồng sớm trước tuổi quy định của pháp luật gọi là A. Tái hôn B. Kết hôn C. Li hôn. D.. Tảo hôn Câu 4 : Bình đẳng trong hôn nhân là vợ chồng A. Người chồng có quyền và nghĩa vụ cao nhất trong gia đình. B. Chỉ có quyền và nghĩa vụ ngang nhau tùy trường hợp. C. Có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình D. Có quyền ngang nhau nhưng nghĩa vụ không ngang nhau Câu 5: Mục đích cơ bản của mọi hình thức hoạt động kinh doanh là nhằm: A. Mở rộng thị trường B. Phát triển thương hiệu C. Thu lợi nhuận D. Nộp thuế cho nhà nước Câu 6 : Trường hợp nào dưới đây khi kinh doanh được miễn giảm thuế? A. Hộ nghèo có thu nhập thấp B. Quen với nhân viên thuế vụ C. Người già yếu, tàn tật, kinh doanh nhỏ D. Bị thiên tai, lũ lụt ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh.. Câu 7: Thuế là khoản đóng góp có tính chất A. Tự nguyện B. Bắt buộc. C. Ủng hộ nhân đạo D. Quyên góp. Câu 8: Công dân gián tiếp thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí XH là: A Kiến nghị với đại biểu Quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân. B. Tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội C. Góp ý kiến vào dự thảo sửa đổi luật giáo dục. D. Tham gia ứng cử vào đại biểu hội đồng nhân dân địa phương Câu 9 : Công dân tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội bằng cách A. Trực tiếp B Trực tiếp hoặc gián tiếp C. Gián tiếp D Thông qua các đại biểu Câu 10: Nhận định nào sai khi xác định người không được thực hiện quyền bầu cử A. Người đang bị quản thúc. B. Người đang bị tạm giam. C. Người bị tước quyền bầu cử theo bản án của Toà án. D. Người mất năng lực hành vi dân sự. Câu 11: Cấm sử dụng người lao động ở độ tuổi nào làm những công việc nặng nhọc nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại. A. Dưới 15 tuổi. B. Dưới 16 tuổi. C. Dưới 17 tuổi. D. Dưới 18 tuổi. Câu 12 : Theo quy định của pháp luật, thời gian làm việc của lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi là không quá A. 5 giờ/ngày và 25 giờ/tuần B. 6 giờ/ngày và 30 giờ/tuần. C. 8 giờ/ngày và 40 giờ/tuần. D. 7 giờ/ngày và 35 giờ/tuần Câu 13 : Người lao động có nghĩa vụ A. tuân theo mọi sự phân công, điều động của cấp trên. B. Chấp hành kỉ luật lao động, nội quy lao động. C. không được nghỉ chế độ khi cơ sở lao động đang nhiều việc. D. làm việc trong điều kiện không bảo đảm an toàn do đặc thù công việc. Câu 14: Mức hình phạt cao nhất khi công dân trốn tránh nghĩa vụ quân sự là? A. Phạt tiền. B. Cảnh cáo. C. Kỉ luật. D. Truy cứu trách nhiệm hình sự. Câu 15: Có một số thanh niên phát tán các tài liệu nói xấu Đảng và Nhà nước và kích động người dân đi biểu tình. Hành vi đó là? A. Phá hoại nhà nước. B. Tham gia các nhóm phản động C. Hành động yêu nước. D. Hành động khiêu khích chính quyền. Phần B. Tự luận và tình huống Câu 16 (1) ; Em hiểu thế nào là quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội? Câu 17(1.5): Theo pháp luật Việt Nam cấm kết hôn trong những trường hợp nào? Câu 18(1); Thuế có tác dụng gì Câu 19(1): Hùng là một HS lớp 8, thường nói dối bộ mẹ để lấy tiền đi chơi điện tử. Từ chỗ chơi vui, Hùng chuyển sang cá cược thắng thua. Không còn có thể nói dối bố mẹ, Hùng chuyển sang trộm cắp và bị công an bắt? Hùng đã mắc tệ nạn gì? Hùng sẽ bị xử lí như thế nào nếu sự việc chưa nghiêm trọng hoặc rất nghiêm trọng.?(Gợi ý; gửi lên trường giáo dưỡng; bị phạt cảnh cáo và thu lại tang vật, giáo dục tại xã, phường, thị trấn từ 03 tháng đến 06 tháng). Câu 20 (1): Trong điều kiện hiện nay thì nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội mới là quan trọng và giữ vai trò quyết định, còn nhiệm vụ bảo vệ đất nước chỉ quan trọng khi đất nước ở trong hoàn cảnh chiến tranh. Theo em, ý kiến đó đúng hay sai? Tại sao?
-
Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, những người con đất Việt đã không khoanh tay đứng nhìn. Không phân biệt tuổi tác, giàu nghèo, họ đang từng ngày từng giờ san sẻ nỗi lo chung của cả nước. Những chiến sỹ quân đội, công an, y, bác sỹ, lực lượng tình nguyện viên đang từng ngày từng giờ căng mình nơi tiền tuyến chống dịch. Góp sức cùng tuyến đầu chống dịch, Mẹ VN Anh hùng Ngô Thị Quýt, dù đã 95 tuổi vẫn cần mẫn may hàng trăm chiếc khẩu trang để phát cho người nghèo phòng, chống dịch. Xem ti vi nhìn thấy bộ đội, y tá ngày đêm chống dịch vất vả, cụ bà Nguyễn Thị Tửu, 101 tuổi ở thành phố Hà Tĩnh đã trích 26 triệu đồng từ tiền tích góp hàng năm mua 2 tấn gạo tặng bộ đội chống dịch. Cụ bà Đào Thị Huê (87 tuổi, trú thôn Phú Nhiêu 2, xã Bình Tân Phú, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) đã tự nguyện ủng hộ 3 triệu đồng tiết kiệm nhiều năm qua cùng đôi bông tai vàng góp sức cùng địa phương chống dịch. Để gây quỹ ủng hộ các y, bác sỹ trong cuộc chiến chống dịch COVID-19, một học sinh lớp 7 Trường Trung học Cơ sở Nghĩa Tân đã tự làm những chiếc bánh ngọt; hai em học sinh Trần Đức Phương và Bùi Lê Thảo Vy, học sinh lớp 9 ở Bình Phước ủng hộ hơn 200 triệu đồng dành dụm được trong nhiều năm. Một buổi hòa nhạc trực tuyến đã diễn ra trong niềm xúc động của biết bao phụ huynh cũng như các bạn học sinh của “Nhóm đồng hành cùng các kỳ thi học sinh giỏi Tiếng Anh” đã quyên góp được hơn 400 triệu đồng góp vào Quỹ chống dịch. Trường Trung học Phổ thông Trí Đức (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) trích từ quỹ Nhà trường 500 triệu đồng để đóng góp vào công tác phòng, chống dịch đồng thời sẵn sàng dành hệ thống cơ sở vật chất với khu ký túc xá 6 tầng, 75 phòng đáp ứng khoảng 900 người cách ly nếu thành phố Hà Nội có nhu cầu sử dụng… Không chỉ đồng bào trong nước, nhiều người con đất Việt xa Tổ quốc cũng ngày đêm hướng về quê hương, cùng chung tay, đóng góp cho công tác phòng, chống dịch tại Việt Nam. Mỗi người một cách chia sẻ thể hiện tấm lòng chân thành, vì sự an toàn của cộng đồng và quê hương. Là một kiều bào trở về quê hương ngay trong đợt dịch COVID-19 bùng phát trên toàn thế giới, ông Nguyễn Ngọc Mỹ, kiều bào Australia, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nhân người Việt ở nước ngoài được đưa vào khu cách ly tại Ký túc xá Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Xúc động trước những nỗ lực chống dịch của các nhân viên y tế, tình nguyện viên, với mong muốn được chia sẻ những khó khăn với đất nước, ông đã quyết định đóng góp 1 tỷ đồng chung tay cùng với tỉnh Hà Tĩnh chống dịch COVID-19. Ông đã đồng ý để Ủy ban Nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu sử dụng Ký túc xá Trường Cao đẳng Quốc tế VABIS của ông làm khu cách ly; đồng thời ủng hộ 200 triệu đồng hỗ trợ thành phố Hồ Chí Minh trong công tác phòng, chống dịch. Hiệp hội Doanh nghiệp Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (VTP) đã ký kết với các đối tác cung cấp 2.000 máy thở để tặng Chính phủ Việt Nam nhằm có thêm nguồn lực trong việc phòng, chữa bệnh COVID-19 cũng như bảo đảm an sinh xã hội, an toàn sức khỏe của nhân dân. Hợp đồng mua máy thở đã được ký kết và các nhà tài trợ đã thanh toán toàn bộ giá trị của 2.000 bộ máy thở cho nhà sản xuất. Số máy thở tặng Chính phủ Việt Nam do Tập đoàn Vạn Thịnh Phát là nhà tài trợ chính mang thương hiệu Humming Plus - dòng máy thở đa năng đặc biệt thích hợp để điều trị bệnh COVID -19, do Công ty Cổ phần Metran (Metran Co.,Ltd) sản xuất. Metran là doanh nghiệp hàng đầu tại Nhật Bản chuyên sản xuất các dòng máy thở, máy trợ thở, máy hô hấp nhân tạo; có trụ sở chính tại Nhật Bản và đã xây dựng một cơ sở sản xuất tại Bình Dương. Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Metran, tiến sỹ Kazufuku NITTA (tiến sỹ Trần Ngọc Phúc) cho biết là người Việt Nam, ông mong muốn thể hiện tình cảm với quê hương, đất nước bằng cách ưu tiên hàng đầu cho việc sản xuất nhanh nhất 2.000 máy thở. Nếu được sự chấp thuận và tạo điều kiện về thủ tục, vận chuyển, cấp phép và các thủ tục liên quan đến việc mở rộng sản xuất của Nhà máy Metran tại Bình Dương từ phía Chính phủ, Bộ Y tế và các cơ quan chức năng của Việt Nam, Công ty Cổ phần Metran (Metran Co.,Ltd) sẽ kịp bàn giao 2.000 bộ máy thở này cho Việt Nam trong vòng hai tháng (dự kiến vào cuối tháng 5/2019). Cập nhật lúc 10:29 03/04/2020 Theo Thu Phương - vietnamplus.vn Câu 1: Xác định nội dung chính của đoạn trích trên ? Câu 2: Tìm phương thức biểu đạt chính của đoạn văn bản trên ? Câu 3: Theo tác giả bài viết có những ai góp sức cùng tuyến đầu chống dịch ? Câu 4: Anh, chị có đồng ý với ý kiến: “Mỗi người một cách chia sẻ thể hiện tấm lòng chân thành, vì sự an toàn của cộng đồng và quê hương.” ? Vì sao ? Câu 5: Anh, chị đã và sẽ có những suy nghĩ và hành động nào để tham gia chống dịch Covid ? Câu 6: Từ nội dung phần đọc hiểu trên, hãy viết đoạn văn ( khoảng 15 dòng ) nêu suy nghĩ của mình về tấm lòng sẻ chia của con người trong cuộc sống.