Đừng để bản thân dừng quá lâu ở vùng dễ chịu

essays-star4(203 phiếu bầu)

Người xưa có câu nói rất hay: “Nước chảy không thối, trục của không mọt”. Nhà khoa học người Mĩ – Franklin từng nói câu tương tự: “Thói lười biếng cũng giống như gỉ sét, gây hại cho thân xác chúng ta hơn cả sự lao động vất vả. Chiếc chìa khóa thường xuyên dùng sẽ luôn sáng bóng”. Để thấy rằng, mưu cầu an nhàn thật nguy hại. Bất luận ở hoàn cảnh nào, hễ ở trong trạng thái an nhàn, bất cứ lúc nào chúng ta cũng có khả năng bị nguy cơ xâm nhập, và chúng ta ngày càng trở nên an dật, yếu đuối, mất hết sức chống chọi. Chúng ta nên biết rằng sự cạnh tranh trong cuộc sống vốn rất khốc liệt và tàn nhẫn, chỉ những ai đã chuẩn bị đầy đủ mới có cơ hội sống sót. Đừng để bản thân dừng quá lâu ở vùng dễ chịu, mà phải tìm cách đột phá khỏi nó. Hãy tự hỏi chính mình, bạn có yêu thích công việc đang làm hiện tại không? Điều gì khiến bạn bước vào sự an nhàn, đánh mất động lực, không chịu đột phá? Thế rồi căn cứ theo kì vọng và động cơ bản thân để đặt ra một mục tiêu phù hợp với dự định của mình. Một khi có mục tiêu rõ ràng, bạn sẽ tràn đầy động lực tiến bước về cái đích phía trước. Ngụ ý con người chăm chỉ hoạt động, làm lụng thì sẽ không bị lạc hậu, kém cỏi, mài mòn đi. Đoạn (3) và đoạn (4) có mối quan hệ với nhau như sau: Đoạn (3) nêu lên sự nguy hại của việc an nhàn và tầm quan trọng của việc chuẩn bị đầy đủ để sống sót trong cuộc sống khốc liệt. Đoạn (4) đưa ra lời khuyên về việc không để bản thân dừng quá lâu ở vùng dễ chịu, mà phải tìm cách đột phá khỏi nó và đặt ra mục tiêu rõ ràng để tràn đầy động lực tiến bước về cái đích phía trước. Cả hai đoạn đều nhấn mạnh tầm quan trọng của việc không ngừng cố gắng và phát triển bản thân để không bị lạc hậu và kém cỏi.