Bảo tồn những loài động vật quý hiếm

essays-star4(163 phiếu bầu)

I. Giới thiệu vấn đề: Bảo tồn những loài động vật quý hiếm Động vật quý hiếm có ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến đời sống con người. Trong bài viết này, chúng ta sẽ phân tích về tầm quan trọng của việc bảo tồn những loài động vật quý hiếm và các tác động tích cực của chúng đối với đời sống con người. II. Giải thích khái niệm Động vật quý hiếm là những động vật có giá trị về thực phẩm, dược liệu, nguyên liệu công nghệ, khoa học, xuất khẩu, làm cảnh, mỹ nghệ. Bên cạnh đó, còn bao gồm những động vật sống trong thiên nhiên trong vòng 10 năm trở lại đang có số lượng giảm sút, các loài được ưu tiên bảo vệ. Bảo tồn những loài động vật quý hiếm là hành động của con người nhằm bảo vệ, giữ gìn, duy trì sự tồn tại của những loài động vật quý hiếm này. Những động vật quý hiếm trên thế giới cần được bảo tồn như: gấu trúc, rùa biển xanh, sếu Bắc Mĩ, khi đó Việt Nam cũng có rất nhiều động vật trong danh sách quý hiếm cần bảo tồn như: ốc xà cừ, hươu sạ, tôm hùm đá, cá ngựa gai. III. Những tác động tích cực của việc bảo tồn động vật quý hiếm đối với đời sống con người 1. Bảo tồn động vật quý hiếm góp phần duy trì sự đa dạng sinh học của tự nhiên, cân bằng môi trường sinh thái, bảo đảm môi trường sống trong lành cho con người. Tự nhiên là môi trường tồn tại của rất nhiều loại động vật khác nhau, trong đó mỗi động vật đều là mặt xích tồn tại không thể thiếu trong chuỗi sinh học tự nhiên. Chính vì thế, nêu một loài nào đó mất đi sẽ khiến chuỗi sinh học này bị thay đổi, dẫn đến mất cân bằng, ảnh hưởng đến môi trường sinh thái. Các loài động vật tồn tại sẽ góp phần đảm bảo môi trường sống trong lành cho con người. Dẫn chứng: Trên thế giới có khoảng 15 triệu loài sinh vật tồn tại song hành, hình thành các chuỗi mặt xích thức ăn liên đới; trong đó ước tính có khoảng 1.556 loài được xác định là có nguy cơ tuyệt chủng hoặc gần tuyệt chủng và cần được bảo vệ. 1.556 loài này giảm sô lượng hoặc biến mất sẽ gây mất cân bằng chuỗi thức ăn, giảm đa dạng sinh học. 2. Bảo tồn động vật quý hiếm góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế Động vật quý hiếm có giá trị cao về thực phẩm, công nghệ, mỹ nghệ, xuất khẩu. Chính vì thế bảo tồn các loài động vật này chính là một hình thức để thúc đẩy sự phát triển các giá trị, thúc đẩy kinh tế phát triển. Dẫn chứng: Có nhiều loài động vật được nuôi nhằm mục đích xuất khẩu, phát triển kinh tế và đã có những mô hình thành công ở Việt Nam như nuôi các loại động vật thủy sản có giá trị (tôm hùm, cá lăng...) hay nuôi cây hương, dúi thịt. 3. Bảo tồn động vật quý hiếm góp phần đóng góp vào ngành y học, khoa học Có nhiều loại động vật quý hiếm là "kho thuốc quý" chữa bệnh cho con người. Các bộ phận của nhiều loài động vật, đặc biệt là động vật quý hiếm có thể chữa bệnh hoặc cung cấp mẫu để các nhà khoa học nghiên cứu, tìm ra cách chữa bệnh cho con người. Dẫn chứng: Trong cơ thể loài cá mập nhám có hợp chất có thể giúp điều trị được các căn bệnh do virus gây nên như sốt xuất huyết, viêm gan siêu vi. Trong máu gấu trúc có một hợp chất có tính kháng khuẩn đặc biệt, có khả năng chống lại nhiễm trùng do virus và vi khuẩn, điều này mở ra tia hy vọng mới cho nghiên cứu kháng sinh. IV. Kết luận Bảo tồn những loài động vật quý hiếm không chỉ giúp duy trì sự đa dạng sinh học của tự nhiên, cân bằng môi trường sinh thái, bảo đảm môi trường sống trong lành cho con người, mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế và đóng góp vào ngành y học, khoa học. Vì vậy, việc bảo tồn những loài động vật quý hiếm là một hành động cần thiết và quan trọng đối với sự phát triển bền vững của xã hội.