Phân tích đánh giá đặc sắc nghệ thuật tự sự trong truyện ngắ
Truyện ngắn là một thể loại văn học ngắn gọn, thường tập trung vào một sự kiện hoặc nhân vật duy nhất. Trong bài viết này, chúng ta sẽ phân tích đánh giá đặc sắc nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn. 1. Khái quát chung - Giới thiệu tác giả, tác phẩm, xuất xứ, HCST, bối cảnh xã hội. - Thể loại truyện ngắn, ngôi kể, phương thức biểu đạt. - Chủ đề: Chủ đề của một tác phẩm thể hiện điều quan tâm cũng như nhận thức của nhà thơ về cuộc sống ngắn. 2. Tóm tắt - Ngắn gọn, trình bày đầy đủ hệ thống sự kiện. 3. Phân tích đặc sắc nghệ thuật tự sự a. Trật tự kể - Trật tự kể theo trình tự thời gian, sự kiện xảy ra trước kể trước, sự kiện xảy ra sau kể sau. - Trật tự kể không theo trình tự thời gian: Tác giả thay đổi trật tự kể, sắp xếp lại trình tự truyện. - Tình huống truyện (éo le/ bật ngờ/ đắt giá...): Tạo nút thắt cao trào cho câu chuyện, đặt nhân vật vào tình huống, hoàn cảnh cụ thể, tạo điều kiện để nhân vật bộc lộ tính cách, suy nghĩ tâm tư. b. Ngôi kể - Ngôi kể thứ nhất (hạn trí): Góc nhìn chủ quan, bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ, tâm tưởng. - Ngôi kể thứ ba (toàn trí): Góc nhìn khách quan, toàn diện, giúp người đọc nhìn nhận bao quát nội dung câu chuyện. c. Điểm nhìn - Bên ngoài: Cái nhìn bao quát, khách quan về nhân vật qua ngoại hình, hành động, cử chỉ, lời nói. - Bên trong: Bộc lộ cảm xúc, bản chất, suy nghĩ, tâm tư, tình cảm, mong muốn, khát vọng của nhân vật hoặc NKC. - Sự dịch chuyển điểm nhìn: Xác định được sự dịch chuyển điểm nhìn (từ trong ra ngoài hay ngược lại; NKC <=> NV). - Tác dụng: Cái nhìn đa dạng, góc nhìn tổng quan, bao quát hơn. Bằng cách sử dụng điểm nhìn linh hoạt, tác giả muốn gửi gắm NKC không chỉ kể lại điều mình nhìn thấy bằng mắt mà còn bằng tấm lòng, bằng trái tim yêu thương. d. Lời trần thuật, giọng kể, ngôn ngữ & mối liên hệ giữa NKC và nhà văn - Lời NKC và lời nhân vật (dẫn chứng trực tiếp): Lời trần thuật có khi trực tiếp, khi gián tiếp, có sự giao thoa giữa NKC và nhân vật. - Giọng kể có khi là của NKC, khi là của nhân vật. - Ngôn ngữ bình dị, gân gũi, đời thường. - Mối quan hệ giữa NKC và nhà văn: NKC và tác giả có trùng hợp là một không? Tác giả đã trực tiếp/gián tiếp bày tỏ, bộc lộ nỗi niềm, tâm tư, suy nghĩ. Người kể chuyện được. Truyện ngắn là một thể loại văn học đặc biệt, với nghệ thuật tự sự đặc sắc. Bằng cách phân tích trật tự kể, ngôi kể, điểm nhìn và lời trần thuật, chúng ta có thể hiểu rõ hơn về cách tác giả sử dụng các yếu tố này để tạo nên một câu chuyện độc đáo và đầy cảm xúc.