Suy thoái đất: Thách thức lớn đối với ngành nông nghiệp và xã hội
Suy thoái đất là một vấn đề nghiêm trọng đang diễn ra trên toàn cầu, ảnh hưởng đến chất lượng, năng suất của ngành nông nghiệp và đe dọa an ninh lương thực. Ngành nông nghiệp và những người nông dân chịu ảnh hưởng trực tiếp nhất từ việc suy thoái đất. Suy thoái đất do nhiều nguyên nhân dẫn đến thiếu đất canh tác, giảm năng suất nuôi trồng và chất lượng lương thực. Từ đó dẫn đến thiếu thốn về lương thực. Suy thoái tài nguyên đất có thể gây ra thiệt hại kinh tế lớn. Mất đất và mất năng suất nông nghiệp có thể làm suy yếu nền kinh tế địa phương và quốc gia. Theo nghiên cứu của tổ chức FAO, hiện 8,7% diện tích đất trên hành tinh bị nghiêm mặn. Mỗi năm thêm 1,5 triệu ha đất canh tác bị nhiễm mặn về năng suất nông nghiệp do đất nhiễm mặn ước tính 31 triệu USD/năm. Suy thoái đất ảnh hưởng đến sự ổn định của xã hội, đe dọa sự phát triển bền vững. Suy thoái đất khiến đất canh tác giảm, ảnh hưởng đến đời sống người dân. Sạt lở đất, xói mòn, và mất đất có thể buộc người dân phải di cư khỏi vùng đất của họ, tạo ra tình trạng dân số di cư và thiếu nhà ở, gây mất ổn định xã hội. Sự cạnh tranh về đất và tài nguyên có thể gây ra xung đột xã hội và xung đột đất đai giữa các cộng đồng và gia đình. Suy thoái đất và sa mạc hóa đã và đang là vấn đề nổi cộm, đe dọa phát triển bền vững trên phạm vi toàn cầu. Hiện nay, trên toàn cầu, 1/5 diện tích đất, tương đương hơn 2 tỷ ha bị suy thoái, bao gồm hơn một nửa diện tích đất nông nghiệp. Hằng năm, trên toàn thế giới có khoảng 5-7 triệu ha đất bị mất khả năng sản xuất do bị thoái hóa. Tổng diện tích đất đai bị thoái hóa ở Việt Nam hiện nay khoảng gần 10 triệu ha, chiếm khoảng 30% diện tích đất cả nước. Ý kiến trái chiều và phản bác: - Ý kiến: Sự suy thoái nhanh chóng của chất lượng đất chỉ ảnh hưởng đến những địa phương, quốc gia có nhiều đất đai, nên những nơi đó cần có trách nhiệm trong việc khắc phục tình trạng suy thoái đất. - Phản bác: Đất đai là tài nguyên hầu như có ở tất cả các quốc gia trên địa cầu, vì thế suy thoái đất sẽ ảnh hưởng đến tất cả các địa phương, là mối lo chung của nhân loại. Tất cả các đất nước hay mỗi cá nhân đều cần chung tay để khắc phục tình trạng này. Để giảm thiểu tác động này, quản lý đất và tài nguyên đất bền vững và bảo vệ môi trường là cần thiết. Biện pháp khắc phục tình trạng suy thoái chất lượng đất hiện nay: - Trồng thật nhiều cây xanh, bảo vệ và trồng rừng để chống xói mòn đất, tránh cho đất đai bị nhiễm mặn hay bị hoang hóa. Ngăn chặn các hoạt động khai thác rừng bừa bãi để đảm bảo thảm thực vật, giữ độ che phủ cho đất. - Bảo vệ nguồn nước, điều tiết để giữ độ ẩm cho đất, đảm bảo dự trữ nước trong mùa khô và hạn chế tác động tiêu cực của lũ lụt. - Sửng các chất hữu cơ cho đất giúp cung cấp lại dinh dưỡng, góp phần cải thiện cấu trúc đất, làm cho môi trường đất khỏe mạnh để phục vụ cho các hoạt động sản xuất và sinh hoạt. - Áp dụng các chính sách hợp lí, chặt chẽ trong việc sử dụng đất; đảm bảo sử dụng đất một cách hiệu quả nhất, ngăn chặn tình trạng suy thoái đất. Trong nông, lâm nghiệp áp dụng trồng các cây xen canh để tránh thoái hóa đất. - Tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân về việc sử dụng đất hợp lí, hiệu quả. Kết bài: Suy thoái chất lượng đất là một tình trạng đáng báo động hiện nay, có những tác động tiêu cực đến đời sống con người. Cần chung tay hành động để góp phần ngăn chặn tình trạng này, bảo vệ "tấc đất, tắc vàng".