Đa dạng hóa kinh doanh và hiệu quả

essays-star4(253 phiếu bầu)

Đa dạng hóa kinh doanh là một chủ đề phức tạp và được quan tâm bởi các nhà nghiên cứu và nhà quản lý. Tính đa dạng hóa được coi là một thang đo đa hướng, được cấu thành bởi rất nhiều các thang đo thành phần. Đa dạng hóa của Rumelt (1974) được sử dụng rộng rãi trong nhiều nghiên cứu thực nghiệm sau này vì quan điểm của tác giả là không quan tâm tới việc doanh nghiệp thay đổi bên trong nội bộ khi tiến hành đa dạng hóa. Rumelt (1974) chỉ căn cứ vào đặc tính của sản phẩm đầu ra và tỷ trọng doanh thu của những loại hình sản phẩm này so với tổng số để xác định đa dạng hóa. Nghiên cứu sẽ tiếp cận đa dạng hóa kinh doanh theo phân loại của Rumelt (1974) nhưng : chia thành hai loại chính là đa dạng hóa lĩnh vực có liên quan và đa dạng hóa lĩnh vực không liên quan. Hai loại hình đa dạng hóa này được sử dụng phổ biến trong các nghiên cứu thực nghiệm về mối liên hệ giữa đa dạng hóa kinh doanh, hiệu quả và rủi ro. Đa dạng hóa kinh doanh ngành có liên quan: Doanh nghiệp kinh doanh những sản phẩm khác ngành cấp 3 nhưng cùng ngành cấp 2 của ngành kinh doanh chính (Rumelt,1982). Đa dạng hóa kinh doanh ngành không liên quan: Doanh nghiệp kinh doanh những sản phẩm khác ngành cấp hai của ngành kinh doanh chính (Rumel:1982). Hiệu quả của doanh nghiệp có thể được hiểu như là kết quả đầu ra của các hoạt động trong doanh nghiệp và kết quả này cần định lượng được (Neely Gregory, & Platts, 1995). Trong doanh nghiệp, có rất nhiều các hoạt động khác nhau vì thế có rất nhiều góc nhìn khác nhau về hiệu quả và vấn đề đặt ra ở đây là "hiệu quả" dùng để làm gì? (Santos & Brito, 2012). Hitt (1988) đưa ra ý kiến rằng "hiệu quả" phải luôn được đo lường và kết quả đo lường này là để phục vụ cho các bên liên quan (stakeholders) như cổ đông, nhà quản lý, xã hội, công nhân... Với mỗi bên liên quan khác nhau thì các nhìn nhận về hiệu quả dưới góc độ đo lường là khác nhau. Nghiên cứu sẽ tiếp cận khái niệm hiệu quả của doanh nghiệp dưới góc độ của cổ đông (một bên liên quan của doanh nghiệp) và tương ứng với góc nhìn này là hiệu quả về tài chính của doanh nghiệp. Lý thuyết về tính kinh tế theo phạm vi (economies of scope) đề cập tới sự thay đổi chi phí sản xuất trung bình khi doanh nghiệp mở rộng sản xuất sản phẩm. Khi doanh nghiệp thực hiện tính kinh tế theo quy mô hay nói cách khác doanh nghiệp đa dạng hóa những sản phẩm mà việc đa dạng hóa này có sử dụng những nguồn lực dùng chung và giúp cho chi phí kết hợp giảm xuống. Kết quả là lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ tăng lên. Thông thường, tính phi kinh tế theo phạm vi diễn ra khi doanh nghiệp thực hiện đa dạng hóa theo chiều dọc hay đa dạng hóa ở ngành kinh doanh không liên quan (Pils,2009). Ngoài ra, nếu doanh nghiệp thực hiện đa dạng hóa quá mức hay kinh doanh ở nhiều lĩnh vực khác nhau (dù có liên quan hay không liên quan tới lĩnh vực kinh doanh chính) sẽ khiến cho việc chia sẻ những nguồn lực dùng chung trở nên khó khăn và tính hiệu quả sẽ giảm (Palich et al., 2000). Lý thuyết này được dùng để lý giải mối liên hệ tích cực giữa đa dạng hóa kinh doanh ngành có liên quan tới hiệu quả kinh doanh. Khi doanh nghiệp đa dạng hóa kinh doanh có ngành liên quan, doanh nghiệp sẽ có cơ hội sử dụng các nguồn lực dùng chung và từ đó tiết giảm được chi phí. Kết quả là hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp có thể tăng lên. Wernerfelt (1984) và Barney (1991) phát triển lý thuyết về quan điểm phát triển dựa vào nguồn lực (theory of resource-based view - RBV) từ lý thuyết tăng trưởng doanh nghiệp của Penrose (1959). Lý thuyết này nhận định khi các nguồn lực của doanh nghiệp trở nên dư thừa và dòng tiền tự do ngày càng lớn, doanh nghiệp sẽ tiến hành đa dạng hóa. Lúc đó, những tài sản đặc thù nằm trong nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp tuy tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững nhưng chính nó lại là trở ngại trong việc chuyển đổi nguồn lực sang khía cạnh kinh doanh mới. Do vậy giá trị mà đa dạng hóa đem lại sẽ phụ thuộc vào sự phù h