Tình yêu quê hương và tinh thần kháng chiến

essays-star4(331 phiếu bầu)

Trong cuộc trò chuyện, ông vẫn hướng con về làng, về quê hương, nguồn cội. Mặc dù cái làng mà ông rất mực tin yêu đã theo giặc, dù cho làng đã phản bội ông đến mức ông phải thù làng thế nhưng khi nói chuyện với con ông vẫn hỏi: "Thế nhà con ở đâu? Thế con có thích về làng chợ Dầu không?" Câu hỏi có vẻ ngô nghê mà ông biết trước được câu trả lời của con nhưng dường như ông vẫn muốn nghe. Hỏi con như vậy là ông vẫn muốn con nhớ về cội nguồn, gốc gác của mình. Muốn con hiểu rằng Chợ Dầu chính là quê hương của con, là nơi con được sinh ra và lớn lên, được yêu thương và che chở. Điều đó có nghĩa là dù đã thù làng nhưng trong sâu thẳm tâm hồn người nông dân chất phác ấy vẫn dành cho làng một tình yêu tha thiết, mãnh liệt. Câu hỏi của ông với con cũng là cái cách ông kiểm tra tình cảm của mình. Nghe câu trả lời của con chắc ông vui lắm, vui vì dường như nó đã trùng với suy nghĩ của ông. Như vậy có thể khẳng định tình yêu với làng chợ Dầu trong chưa chết hẳn, chỉ có điều giờ đây đó là một tình yêu đau đớn, một bi kịch. Tình yêu đất nước và tinh thần kháng chiến cũng được ông Hai bộc lộ một cách rõ nét trong cuộc trò chuyện với con. Ông hỏi con tiếp: "Thế con ủng hộ ai?" Câu trả lời của đứa con: "Ủng hộ Hồ Chí Minh muôn năm" dường như đã hoàn toàn trùng khít với suy nghĩ và tình cảm của ông. Ông hãnh diện vì điều đó, ông tự hào về điều đó, ông hạnh phúc vô cùng. Nghe con nói vậy, nước mắt ông lão giàn ra, chảy ròng ròng trên hai má. Ông nói thủ thỉ "Ừ đúng rồi, ủng hộ cụ Hồ con nhỉ". Ông khóc vì hạnh phúc, khóc vì con còn rất nhỏ nhưng đã có tinh thần kháng chiến, đã có niềm tin bất diệt vào cách mạng, vào cụ Hồ. Ông lặp lại câu nói của con nhưng thực chất là để nói rõ lòng mình. Ông tin kháng chiến, tin cách mạng, ông sẵn sang hi sinh tình cảm riêng của mình vì tình cảm cao đẹp đó. Trong cuộc trò chuyện này, chúng ta có thể thấy rằng tình yêu quê hương và tinh thần kháng chiến là hai yếu tố không thể tách rời trong tâm hồn người dân làng quê. Dù làng đã trải qua bi kịch và đau đớn, tình yêu với quê hương vẫn còn sống mãnh liệt trong trái tim của ông Hai. Đồng thời, tinh thần kháng chiến và niềm tin vào cách mạng cũng được ông truyền đạt cho con mình, là một di sản quý giá mà ông muốn truyền lại cho thế hệ sau. Tình yêu quê hương và tinh thần kháng chiến là những giá trị văn hóa đặc biệt của người dân làng quê, là nguồn cảm hứng và sức mạnh để vượt qua khó khăn và góp phần xây dựng đất nước. Chúng ta cần trân trọng và gìn giữ những giá trị này, để không bao giờ quên nguồn cội và niềm tự hào về quê hương và đất nước.