Similar Questions
-
Mark the letter A, B, C, or D on your answer sheet to indicate the word whose underlined part differs from the other three in pronunciation in each of the following questions 1. A. scholar B. technique C. archaeology D. a****ch****ievement 2. A. inhabitant B. geography C. radi****a****tion D. available Mark the letter A, B, C, or D on your answer sheet to indicate the word that differs from the other three in the position of primary stress in each of the following questions 3. A. college B. degree C. language D. subject 4. A. magnificent B. associate C. mausoleum D. harmonious Mark the letter A, B, C, or D on your answer sheet to indicate the word(s) CLOSEST in meaning to the underlined word(s) in each of the following questions. | | | | --- | --- | | 5. | Land erosion is mainly caused by widespread deforestation****. | | | A. afforestation | B. reforestation | C. logging | D . lawn mowing | | 6. | Many city dwellers , especially those in developing countries, still live in poverty. | | | A. people | B. migrants | C. immigrants | D. residents | | Mark the letter A, B, C, or D on your answer sheet to indicate the word(s) OPPOSITE in meaning to the underlined word(s) in each of the following questions. | | 7. | Though built almost five hundred years ago, the church remained practically intact . | | | A. in perfection | B. in ruins | C. in chaos | D. in completion | | 8. | If I take the pessimistic viewpoint, Tokyo won't be a safe place to live in. | | | A. negative | B. optimistic | C. optical | D. neutral | | Mark the letter A, B, C, or D on your answer sheet to indicate the sentence that best completes each of the following exchanges. | | 9. | “What a boring presentation!" - “__________.” | | | A. Yes, it was dull, wasn't it? | C. It's interesting, wasn't it? | | | B. I don't agree. It's dull. | D. I'm sorry not. | | 10. | “____” – “I'd like to see a cultural one.” | | | A. Would you like to visit a natural or a cultural world heritage site? | | | B. Which site is worth visiting in Hue? The Citadel or the Royal Tombs? | | | C. Would you like to go to Tomb of Minh Mang or the Citadel of the Ho Dynasty? | | | D. Do you prefer seeing the Citadel of the Ho Dynasty or Tomb of Minh Mang | | Mark the letter A, B, C, or D on your answer sheet to indicate the correct answer to each of the following questions. | | 11. | The Complex of Hue Monuments was the first site in Viet Nam ____to the World Heritage List. | | | A. adding | B. to add | C. to be added | D. added | | 12. | The archaeological excavation ____ to the discovery of the ancient city lasted several years. | | | A. led | B. leading | C. to lead | D. being led | | 13. | Scholars believe that there are still relics ____ under the tomb and awaiting to be excavated. | | | A. burying | B . buried | C. bury | D. to be buried | | 14. | The waste ____ system here is also innovative. There are no rubbish trucks or waste bins in the street. | | | A. dump | B. disposal | C. landfill | D. throwaway | | 15. | I remembered having ____ off the lights before leaving home. | | | A. switched | B. switch | C. switching | D. switches | | 16. | The more ____ you have, the more chance you have of finding a better job. | | | A. courses | B. contributions | C. qualifications | D. qualities | | 17. | Somebody's just called my name, ____? | | | A. hasn't he | B. didn't he | С. haven't they | D. have they | | 18. | If you like peace and quiet, ____ move to the town to live. | | | A. you won't | B. you will | C. let's | D. don't | | 19. | You are expected to fasten the seatbelt ____ you are driving. | | | A. when | B. if | C. whenever | D. all are correct | | 20. | How many times ____ you ____ that international conference? | | | A. did – attend | B. do - attend | C. have - been attending | D. have - attended | | 21. | We all admire him ____ having changed both his attitude and behaviours towards the environmental issues. | | | A. about | B. for | C. with | D. at | | 22. | Even when arrested, he denied ____ cut down that tree. | | | A. to have | B. having | C. have | D. have had | | 23. | The roads are terrible. I'm always getting ____ in traffic. | | | A. stuck | B. ahead | C. along | D. late | | 24. | Costa Rica is one of the most beautiful places I have ever visited. Wherever you go, you can see the of volcanoes, some of which are still alive. | | | A. tops | B. heads | C. hands | D. ends | | 25. | They need a teacher native language is English. | | | A. who | B. whose | C. whom | D. that | | 26. | Durian gives out a flavor that no other fruits have. | | | A. magnificent | B. breathtaking | C. distinctive | D. abundant | | 27. | Unlike modern buildings, ancient houses in Hoi An with the ____beauty have left visitors unforgettable memories. | | | A. picturesque | B. geology | C. geological | D. intact | Read the following passage and mark the letter A, B, C, or D on your answer sheet to indicate the correct answer to each of the questions from 28 to 32. In developing countries, people are sometimes unaware of the importance of education, and there is economic pressure from those parents who prioritize their children's, making money in the short term over any long-term benefits of education. Recent studies on child labor and poverty have suggested that when poor families reach a certain economic threshold where families are able to provide for their basic needs, parents return their children to school. This has been found to be true, once the threshold has been breached, even if the potential economic value of the children's work has increased since their return to school. Other problems are that teachers are often paid less than other professions; a lack of good universities and a low acceptance rate for good universities are evident in countries with a relatively high population density. India has launched EDUSAT, an education satellite that can reach remote parts of the country at a greatly reduced cost. There is also initiative supported by several major corporations to develop a 100 laptop. The laptops have been available since 2007. The laptops, sold at cost, will enable developing countries to give their children a digital education. In Africa, an "e-school program" has been launched to provide all 600,000 primary and high schools with computer equipment, learning materials and internet access within 10 years. Volunteer groups are working to give more individuals opportunity to receive education in developing countries through such programs as the Perpetual Education Fund. An International Development Agency project started with the support of American President Bill Clinton uses the Internet to allow co-operation by individuals on issues of social development. According to recent studies, when parents are able to overcome their financial difficulty, ____________. A. they send their children back to school B. they still make their children continue working C. they have their children work even harder D. they themselves continue their schooling
-
trắc nhiệm nha Câu 1: Yếu tố nào sau đây không có trong văn bản nghị luận ? A. Luận điểm B. Luận cứ C. Các kiểu lập luận D. Cốt truyện Câu 2: Thế nào là luận điểm trong bài văn nghị luận ? A. Là lí lẽ và dẫn chứng đưa ra trong tác phẩm . B. Là cảm xúc suy nghĩ của người đọc sau khi cảm nhận tác phẩm. C. Là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của người nói hoặc người viết. D. Là cách sắp xếp các ý theo một trình tự hợp lý. Câu 3: Thế nào là đoạn văn? A. Là một phần của văn bản, có một kết cấu nhất định. B. Bắt đầu từ chỗ lùi đầu dòng viết hoa tới chỗ chấm xuống dòng ngắt đoạn. C. Thể hiện một nội dung nhất định. D. Cả 3 ý trên. Câu 4: Đề văn nghị luận có tính chất gì? A. Ca ngợi B. Phân tích C. Khuyên nhủ D. Đồng ý hoặc phản bác E. Cả 4 ý trên Câu 5:Tính chất nào phù hợp nhất với đề bài : “ Đọc sách rất có lợi” ? A. Ca ngợi B. Phân tích C. Khuyên nhủ D. Suy luận, tranh luận. Câu 6. Từ ghép là những từ như thế nào? A. Hai từ ghép lại với nhau. B. Hai từ ghép lại với nhau trong đó có một từ chính và một từ phụ. C. Hai tiếng trở lên ghép lại với nhau, có quan hệ với nhau về mặt ý nghĩa. D. Cả ba đáp án trên đều đúng. Câu 7. Từ “cười nụ” là từ ghép chính phụ đúng hay sai? A. Đúng B. Sai. Câu 8. Tìm từ láy trong câu sau: “Mặt mũi nó lúc nào cũng nhăn nhó như bà già đau khổ ”? A. Mặt mũi B. Nhăn nhó C. Bà già D. mặt mũi, nhăn nhó. Câu 9 : Nhận xét nào sau đây giúp phân biệt rõ nhất tục ngữ và ca dao ? A. Tục ngữ là những câu nói ngắn gọn, còn ca dao, câu đơn giản nhất cũng phải là một cặp lục bát (6/8). B. Tục ngữ nói đến kinh nghiệm lao động sản xuất còn ca dao nói đến tư tưởng tình cảm của con người. C. Tục ngữ là những câu nói ngắn gọn, ổn định, thiên về lí trí, nhằm nêu lên những nhận xét khách quan còn ca dao là thơ trữ tình, thiên về tình cảm, nhằm phô diễn nội tâm con người. D. Cả A, B, C đều đúng. Câu 10. Tâm trạng của người con gái trong bài ca dao: “Chiều chiều ra đứng ngõ sau, Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều” . là tâm trạng gì? A. Thương người mẹ đã mất. B. Nhớ về thời con gái đã qua. C. Nỗi buồn nhớ quê, nhớ mẹ. D. Nỗi đau khổ cho tình cảnh hiện tại. Câu 11: Từ “ chiều” dùng trong bài ca dao được nói đến ở câu 10 là: A. Từ đồng âm. B. Từ nhiều nghĩa. C. Từ chuyển loại. Câu 12. Xác định kiểu điệp ngữ trong câu sau: Anh đã tìm em, rất lâu, rất lâu Cô gái Thạch Kim, Thạch Nhọn Khăn xanh, khăn xanh phơi đầy lán sớm Sách giấy mở tung tăng trắng cả rừng chiều. A. Điệp cách quãng B. Điệp ngữ nối tiếp C. Điệp ngữ chuyển tiếp D. Cả A và B. Câu 13. Trong câu văn : “ Đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong [… ] “.,từ phong có nghĩa là gì? A . Đẹp đẽ. B. Cơn gió. C. Bọc kín. D. Oai phong Câu 14: Mục đích của việc rút gọn câu là: A. Làm cho câu ngắn gọn hơn, thông tin được nhanh. B. Tránh lặp những câu đã xuất hiện ở câu trước. C. Ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người. D. Cả 3 ý trên Câu 15: Câu “Cần phải ra sức phấn đấu để cuộc sống của chúng ta ngày càng tốt đẹp hơn” được rút gọn thành phần nào ? A. Trạng ngữ. B. Chủ ngữ. C. Vị ngữ. D. Bổ ngữ. Câu 16: Em hiểu thế nào là tục ngữ ? A. Là những câu nói ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh. B. Là những câu nói thể hiện kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt. C. Là một thể loại văn học dân gian D. Cả ba ý trên Câu 17: Câu nào sau đây không phải là tục ngữ ? A. Khoai đất lạ, mạ đất quen B. Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa C. Một nắng hai sương D. Thứ nhất cày ải, thứ nhì vãi phân. Câu 18: Đối tượng phản ánh của tục ngữ về con người và xã hội là gì ? A. Là các quy luật của tự nhiên B. Là quá trình lao động, sinh hoạt và sản xuất của con người. C.Là con người với các mối quan hệ và những phẩm chất, lối sống cần phải có. D.Là thế giới tình cảm phong phú của con người. Câu 19: Câu tục ngữ “ăn quả nhớ kẻ trồng cây ” dùng cách diễn đạt nào ? A. Bằng biện pháp so sánh B. Bằng biện pháp ẩn dụ C. Bằng biện pháp chơi chữ D. Bằng biện pháp nhân hóa. . Câu 20. Cặp từ nào dưới đây không trái nghĩa với nhau? A. Li- hồi B. Vấn- lai C. Thiếu- lão D. Tiểu- đại Câu 21. Từ “hồi” nào sau đây không đồng nghĩa với chữ “hồi” trong những từ còn lại? A. Hồi hương B. Hồi hộp C. Hồi âm D. Hồi cư Câu 22. Từ nào có thể thay thế cho từ “chết” trong câu “Xe của tôi bị chết máy” A. Hỏng B. Qua đời C. Tiêu đời D. Mất Câu 23. Câu này mắc lỗi gì về quan hệ từ “Qua bài thơ Bạn đến chơi nhà cho ta hiểu về tình bạn bình dị mà sâu sắc của nhà thơ.” A. Thiếu quan hệ từ B. Thừa quan hệ từ C. Dùng quan hệ từ không đúng chức năng ngữ pháp D. Dùng quan hệ từ không có tác dụng liên kết Câu 24. Trong những câu sau, câu nào không sử dụng quan hệ từ? A. Ô tô búyt là phương tiện giao thông công cộng cho mọi người B. Mẹ tặng em rất nhiều quà trong ngày sinh nhật C. Tôi giữ mãi bức ảnh bạn tặng tôi D. Sáng nay bố tôi làm việc ở nhà Câu 25. Chữ “thiên” trong từ nào sau đây không có nghĩa là “trời”? A. Thiên lí B. Thiên kiến C. Thiên hạ D. Thiên thanh
-
Viết 1 đoạn văn để nêu cách hiểu của em về việc lạm dụng các thiết bị điện tử thông minh của HS hiện nay theo dàn ý sau: I. Mở đoạn: Nêu vấn đề -C1: Hiện nay, hầu hết các bậc phụ huynh đều trang bị cho con em mình các thiết bị điện tử thông minh để liên lạc, hoặc truy cập mạng Internet tìm tư liệu học tập. Thế nhưng, một bộ phận học sinh lại sử dụng nó chưa đúng cách, với mục đích chưa tốt. -C2: Xã hội ngày càng phát triển, kinh tế đi lên, đời sống con người càng có nhiều các phương tiện hiện đại để phục vụ cuộc sống. Nhất là trong thời kì dịch bệnh, do phải học trực tuyến nên học sinh được cha mẹ trang bị những thiết bị điện tử thông minh khá phổ biến, tuy nhiên rất nhiều em lại quá lạm dụng chúng. II. Thân đoạn: 1.Giải thích: Thiết bị điện tử thông minh có thể hiểu là điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy tính …được sản xuất dựa tên trí tuệ nhân tạo có kết nối mạng internet giúp bạn nâng cao tiện ích, tiết kiệm thời gian hơn. 2.Thực trạng: •Sử dụng chưa đúng cách, lạm dụng điện thoại, dùng cả trong giờ học, chỉ để tán gẫu, chơi game, lướt web, dùng làm công cụ sao chép tài liệu trên mạng, lười sáng tạo. •Tò mò, khai thác những nguồn thông tin không lành mạnh về cách hành vi bạo lực, các web đen, các loại văn hóa phẩm đồi trụy, phát tán cho nhau, tham gia hành vi bạo lực mạng, bình luận mà không nắm rõ nguồn thông tin gây nhiều hậu quả. 3. Nguyên nhân •Xã hội phát triển, nhu cầu liên lạc tăng cao, phụ huynh bận rộn với công việc khó có thể theo sát con mình, nên việc mua sắm điện thoại cho con là để quản lý và liên lạc cho thuận tiện. •Một số phụ huynh khác thì đơn tuần mua các thiết bị đt thông minh cho con chỉ vì chiều chuộng con cái thái quá. •Điện thoại có nhiều chức năng không cần thiết, cha mẹ không quan tâm giám sát. 4. Hậu quả •Đam mê điện thoại/máy tính bảng mà quên mất việc học hành, sao nhãng trong học tập, gây mất trật tự trong lớp, hổng kiến thức về không tập trung chú ý nghe giảng. •Vấn đề về sức khỏe, như các tật ở mắt, loạn thị, cận thị, thậm chí gây mù. Quá chú tâm vào điện thoại mà xa rời thực tế xã hội cũng là một trong các nguyên nhân gây trầm cảm, mất tập trung, giảm khả năng suy nghĩ sáng tạo, con người trở nên yếu ớt, nhạy cảm với những tác động bên ngoài. •Thông tin không chọn lọc, ở đó có cả những thông tin xấu như bạo lực, các tệ nạn xã hội, các loại văn hóa phẩm đồi trụy ... => Gia tăng tình trạng phạm tội ở lứa tuổi học sinh, bạo lực học đường, những hành động vượt khỏi chuẩn mực đạo đức, cãi lời cha mẹ thầy cô, tự cho mình là đúng,... •Ngoài ra còn có tình trạng học đòi trên mạng, yêu sớm, tình dục không an toàn, để lại những hậu quả khó có thể khắc phục, để lại bóng đen tâm lý nghiêm trọng. 4. Biện pháp •Thay đổi nhận thức của học sinh, giải thích và hướng dẫn các em sử dụng các thiết bị thông minh một cách đúng đắn lành mạnh. •Cha mẹ cần quan tâm gần gũi các em nhiều hơn, quản lý nhưng không có nghĩa là xâm phạm vào sự riêng tư, làm vậy chỉ khiến các em thêm chống đối. •Đối với nhà trường, cần có những biện pháp không cho học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học, thường xuyên tuyên truyền giáo dục đạo đức, lối sống lành mạnh đến các em. •Học sinh chúng ta cần có ý thức tự giác trong học tập, sử dụng điện thoại với mục đích đúng đắn. Luôn cố gắng rèn luyện và tu dưỡng đạo đức, chăm giao tiếp xúc với thầy cô bạn bè, quan tâm đến gia đình cha mẹ, dành thời gian đọc sách để nuôi dưỡng tâm hồn. III. Kết đoạn: Khẳng định lại vấn đề, nêu ra bài học nhận thức -C1: Các thiết bị hiện đại chỉ là công cụ bổ trợ cho cuộc sống thêm tốt đẹp, chúng ta đừng biến nó thành thứ phá hủy cuộc sống của chính mình. Hãy sử dụng các thiêt bị thông minh ấy một cách thật thông thái, chúng ta điều khiển chúng chứ đừng để chúng điều khiển mình. -C2: Đừng lãng phí thời gian, bởi vì thời gian là vàng bạc – rất quý giá. Đừng lãng phí tiền bạc, bởi làm ra đồng tiền không hề dễ dàng. Tương lai của bạn như thế nào đều phụ thuộc vào những giờ học trên lớp của bạn đó - Đừng để các thiết bị thông minh huỷ hoại cuộc sống của mình.
-
Thí sinh đọc Bài đọc 1 và trả lời các câu hỏi 1 - 8 BÀI ĐỌC 1 Tầm quan trọng của nghiên cứu khoa học cơ bản đã thể hiện rõ nét hơn bao giờ hết trong những tháng ngày của năm 2020 khi đại dịch Covid-19 đang hoành hành trên khắp thế giới. Nhờ có các nghiên cứu cơ bản, cụ thể là các nghiên cứu khám phá về virus, con người đã nhanh chóng xác định được các đặc trưng cơ bản cũng như cách chúng phát triển, lây lan và tấn công cơ thể con người. Từ đó, các chính phủ, dựa trên các khuyến nghị từ các nhà khoa học, đã đưa ra các phương án kịp thời và hiệu quả để bảo vệ người dân như giãn cách xã hội hay đeo khẩu trang ở nơi công cộng. Tuy nhiên, đó chỉ là các phương án tạm thời. Thế giới cần có biện pháp hiệu quả và bền vững hơn, và đó chính là vaccine. Các phương pháp chế tạo vaccine truyền thống cần một thời gian tương đối dài, cỡ 10 năm, và do đó không đáp ứng được nhu cầu cấp bách hiện nay. Rất may, các nghiên cứu khoa học đột phá về mRNA của nhà khoa học người Hungary, TS. Katalin Kariko, tiến hành vào năm 2005 khi bà làm việc tại Đại học Pennsylvania, đã trở thành chìa khóa để giúp các nhà nghiên cứu của Công ty BioNTech, có trụ sở tại thành phố Mainz, nước Đức tìm ra vaccine chỉ trong vòng một thời gian kỷ lục 10 tháng, thay vì 10 năm. Trước khi Covid-19 nổ ra, các nghiên cứu của TS. Katalin Kariko từng bị hoài nghi. Có lẽ chính TS. Katalin Kariko cũng không thể nghĩ được rằng các nghiên cứu táo bạo của mình lại trở thành phép màu cho cả thế giới 15 năm sau. Như nhà khoa học đoạt giải Nobel về Sinh lý học và Y học năm 1993, Richard Roberts, đã từng nói “Vẻ đẹp của nghiên cứu khoa học thể hiện ở chỗ bạn không bao giờ biết được nó sẽ dẫn đến đâu”. Hay như nhà khoa học đoạt giải Nobel Vật lý năm 2012, Serge Haroche, đã từng nói “Ngay cả những người thông minh nhất cũng không thể hình dung ra hết các hệ quả của nghiên cứu mà họ tiến hành”. Trong số hàng trăm nghiên cứu lớn nhỏ của TS. Katalin Kariko, chỉ cần một trong số chúng nhen nhóm hi vọng hồi sinh cho cả thế giới thì còn gì tuyệt vời hơn? Từ câu chuyện về vaccine Covid-19, chúng ta thấy rằng cần phải có một tư duy hệ thống, sâu sắc và dài hạn cho nghiên cứu cơ bản. Nghiên cứu cơ bản là các nghiên cứu đi sâu vào tìm hiểu bản chất và quy luật vận động của các sự vật, hiện tượng tự nhiên. Các kết quả của nó mang tính nguyên bản. Động lực để phát triển nó đó chính là sự tò mò của con người. Mọi quá trình nóng vội mang tính thời vụ đều không phù hợp với các nghiên cứu cơ bản. Khi Newton nghiên cứu và xây dựng nên lý thuyết hấp dẫn, mục tiêu của ông đó là giải thích được câu hỏi “tại sao quả táo rơi xuống đất thay vì bay lên trời?”. Nhưng sau đó, chính ông và nhiều nhà khoa học khác thấy được lý thuyết hấp dẫn này còn giải thích và tiên đoán được vô số hiện tượng khác xảy ra trong tự nhiên và vũ trụ. Cơ học Newton đã thành nền tảng lý thuyết để các kỹ sư chế tạo nên máy móc, phương tiện giao thông, cầu đường, nhà cửa. Thiếu nó, mọi hoạt động con người sẽ không còn trơn tru và hiệu quả. Thiếu nó, bạn sẽ không có một chiếc xe Vinfast chạy nhanh và êm ái được. Khi Planck đề xuất thuyết lượng tử, mục tiêu của ông đó là giải quyết vấn đề chưa có lời giải về phổ bức xạ của vật đen tuyệt đối. Và chắc chắn ông không thể hình dung lý thuyết của mình trở thành một trong hai trụ cột chính của Vật lý hiện đại. Nhờ có lý thuyết lượng tử mà con người ngày hôm nay có các máy tính cá nhân, các điện thoại thông minh, hay các tấm pin năng lượng mặt trời. Nhờ có thuyết lượng tử mà chúng ta có thời đại công nghiệp 4.0. Thiếu nó chúng ta không thể có các tập đoàn công nghệ lớn mạnh như Viettel. Vào thời điểm này, đại dich Covid-19 vẫn là câu chuyện đang rất nóng hổi. Chúng ta nên biết rằng nếu không có các nghiên cứu khám phá về cấu trúc DNA đầu tiên của Francis Crick, James Watson, và Rosalind Franklin cách đây 67 năm thì chúng ta sẽ không có vaccine Covid-19 nhanh như bây giờ. Chúng ta cần nhớ có rất nhiều loại virus khác nhau tồn tại trong tự nhiên. Hôm nay virus này đến từ con dơi, nhưng ngày mai virus khác có khi lại đến từ một con chim hót rất hay. Chúng ta cần phải chuẩn bị cho các đại dịch có thể xảy ra trong tương lai. Đầu tư cho khoa học cơ bản đề duy trì một đội ngũ các nhà khoa học tài năng, am tường các tiến bộ khoa học – công nghệ của nhân loại là một cách chuẩn bị khôn ngoan nhất. Trong quá khứ, một dân tộc thiện chiến có thể thống lĩnh cả thế giới. Nhưng trong tương lai, một dân tộc tồn tại được dài lâu hay không phụ thuộc vào việc dân tộc đó uyên bác đến mức độ nào. (Theo Đỗ Quốc Tuấn, Khoa học cơ bản: Giữa vẻ đẹp và tính hữu ích, Báo Khoa học & Phát triển, ngày 11/02/2021) Ý nào sau đây thể hiện rõ nhất nội dung chính của bài đọc trên? A. Nêu bật vai trò và ý nghĩa của nghiên cứu khoa học cơ bản. B. Miêu tả quá trình nghiên cứu điều chế vaccine Covid-19. C. Nhấn mạnh ưu điểm của mRNA so với công nghệ truyền thống. D. Ca ngợi ý nghĩa công trình nghiên cứu của TS. Katalin Kariko.
-
Trước kỳ thi vào lớp 10 cận kề của học sinh cả nước, cô Nguyễn Đức Tâm An, giáo viên Ngữ văn của Trường THCS Ngô Sĩ Liên (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã chỉ ra cách luyện đề hiệu quả và chiến thuật làm bài môn Văn đạt điểm cao. Hà Nội công bố 'tỷ lệ chọi' vào lớp 10 công lập năm 2021 Thi vào lớp 10 môn Lịch sử: Nắm chắc SGK là có thể đạt 8-9 điểm Thi vào lớp 10: Cách ôn thi môn Tiếng Anh trong giai đoạn nước rút Cô Tâm An cho hay, luyện đề có thể giúp các học sinh nhận ra những xu hướng ra đề của những năm gần đây. Từ đó xây dựng kế hoạch ôn môn Văn để thi vào lớp 10 tập trung hơn, tránh ôn lan man. Hơn nữa, các em cũng được mài giũa kĩ năng làm bài. Rèn kĩ năng làm bài trước hết là rèn đọc đề: xác định những câu, từ ngữ chứa yêu cầu về nội dung và cách thức làm bài (trả lời cho câu hỏi: Đề yêu cầu làm gì và làm bằng cách nào?). Trong kĩ năng đọc đề, quan trọng nhất chính là đọc đề viết đoạn. Ví dụ câu hỏi: Thi vào lớp 10 Hà Nội: Cách luyện đề và chiến thuật làm bài môn Văn Thi vào lớp 10: Phương pháp ôn thi môn Ngữ văn hiệu quả Trước khi viết, cần xác định yêu cầu kiểu đoạn (đoạn tổng - phân - hợp hay diễn dịch, quy nạp), viết câu văn khái quát chủ đề đoạn theo yêu cầu, xác định mục tiêu về nội dung (đề giải quyết đề bài đó, cần có những ý gì và sắp xếp như thế nào?). Nên lập dàn ý chi tiết đến từng dẫn chứng, dẫn chứng phải tiêu biểu, chọn lọc sao cho sát nhất với vấn đề nghị luận. Dẫn chứng chỉ được tính điểm khi các học sinh kết hợp tái hiện và phân tích, đánh giá, ví dụ: chi tiết này chứng tỏ tính cách nào ở nhân vật… Từ đó các em có thể tìm được những lời văn bình luận cho phù hợp. Với nghị luận xã hội, các em đặc biệt lưu ý, không sử dụng dẫn chứng nhân vật văn học để làm sáng tỏ cho vấn đề thực tiễn của đời sống. Với phần đọc hiểu trong đề thi Văn vào lớp 10 ở Hà Nội, theo cô Tâm An, học sinh cần rèn “chiến thuật” làm bài theo các bước: - Bước 1: Đọc hệ thống câu hỏi trước, gạch chân các từ khóa trong câu hỏi, từ đó có định hướng cụ thể để đọc văn bản. - Bước 2: Xác định mục đích và cấp độ tư duy của từng loại câu hỏi. Dạng câu hỏi thứ nhất là dạng nhận biết, mục đích là chiết xuất thông tin (thường hỏi phương thức biểu đạt, nội dung chính của ngữ liệu, hay “Theo tác giả bài viết, tại sao…?”). Dạng thứ hai là dạng thông hiểu, đòi hỏi thí sinh kết nối, phân tích, lí giải thông tin, từ đó hiểu được nội dung ngữ liệu. Dạng cuối cùng là dạng vận dụng, yêu cầu phản hồi, đánh giá, kết nối với thực tiễn. - Bước 3: Đọc ngữ liệu, dựa theo những gì đã xác định trong bước 1 để gạch chân thông tin tương ứng, từ đó thực hiện các yêu cầu của đề. Cô Tâm An cho rằng, các học sinh cần đặc biệt lưu ý với dạng câu hỏi thông hiểu bởi đây là phần ít em đạt điểm tối đa. Đề thi thường yêu cầu các em phát hiện và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ. Dạng câu hỏi này cũng cần được giải quyết theo các thao tác: + Gọi tên, chỉ ra từ ngữ (chỉ ra rằng biện pháp tu từ đó được thể hiện qua câu nào, từ ngữ nào) + Phân tích tác dụng: không viết chung chung là “sinh động, gợi hình, gợi tả”, mà phải nêu tác dụng nổi bật của biện pháp tu từ trong ngữ cảnh, ví dụ: biện pháp so sánh đã làm nổi bật lên vẻ đẹp…, đặc điểm… của nhân vật, nhấn mạnh ý nghĩa…, tạo nên tính hình tượng/ tính nhạc, họa ra sao… + Đánh giá tài năng, tấm lòng của người viết: thể hiện khả năng quan sát, liên tưởng, tưởng tượng thế nào, bộc lộ thái độ, tình cảm nào…Với phần nghị luận xã hội trong đề thi Văn vào lớp 10, không nên “ôn tủ”, tuy nhiên nên lưu ý ôn để giải quyết thuần thục được những vấn đề cơ bản về tư tưởng đạo lí (như tình yêu thương, sự sẻ chia, lòng yêu nước, lòng biết ơn,…), về hiện tượng đời sống (như bạo lực học đường, sử dụng mạng xã hội, chọn cách thần tượng, sự vô cảm,…) Tuy nhiên, cần quan tâm tới một số vấn đề có thể gặp ở bài nghị luận xã hội trong đề thi Văn vào lớp 10. Đó có thể là vai trò của những nguyên tố dẫn tới thành công (ý chí, nghị lực, sự chăm chỉ, sáng tạo, kiên trì, khiêm tốn,…), ý thức trách nhiệm của công dân, ý nghĩa của lí tưởng sống, vai trò của ước mơ, mối quan hệ giữa cái “tôi” với cộng đồng, trách nhiệm với tài nguyên, môi trường,… Nhất là khi gắn những vấn đề đó với một tình thế cụ thể của dân tộc (cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, cuộc chiến chống Covid-19,…), thì vấn đề sẽ thu hẹp phạm vi và các em cần bàn luận tập trung hơn. Cũng nên lưu ý dạng đề mở, đặt ra câu hỏi để thí sinh nêu quan điểm của mình, như: “Phải chăng hoàn cảnh khó khăn là cơ hội để khám phá khả năng của chính mình?”, “Phải chăng tuổi trẻ cần bước ra khỏi vùng an toàn của mình?”,…Theo cô Tâm An, luyện đề còn cơ hội để học sinh luyện cách trình bày câu trả lời, bài viết của mình. Câu hỏi1: Cô Tâm an là ai?(0.5₫)