Similar Questions
-
Sản xuất nhiên liệu từ quang hợp nhân tạo (1) Nhân loại đang phải đối mặt với vấn đề khủng hoảng năng lượng: nhiên liệu hóa thạch đang dần cạn kiệt, những túi dầu trong lòng đất đang vơi đi một cách không kiểm soát, phát triển năng lượng hạt nhân gặp phải những vấn đề về nguy cơ mất an toàn... Cùng với đó là phát thải khí nhà kính gia tăng ở mức báo động, trở thành mối nguy hại lớn và hiểm họa khôn lường (gây ra hiện tượng ấm lên toàn cầu, khí hậu diễn biến không theo quy luật, những hiện tượng thời tiết cực đoan gia tăng mạnh mẽ...). An ninh năng lượng và phát triển bền vững đang đặt ra thách thức chưa từng có đối với loài người. Những hệ lụy là vô cùng lớn, quyết định sự tồn vong của Trái đất. (2) Từ năm 1970, thế giới đã chứng kiến sự tăng trưởng nhanh chóng về nhu cầu năng lượng, trong đó nguồn cung cấp chủ yếu là nhiên liệu hóa thạch và sản xuất điện tập trung. Nhưng dự kiến bức tranh về năng lượng tương lai sẽ rất khác. Hiện tại, cuộc chiến về sản lượng trên thị trường dầu mỏ ở Trung Đông đã đẩy giá năng lượng đè nặng lên vai người dân. Những ông lớn trong ngành năng lượng đang sử dụng nguồn cung năng lượng như vũ khí trong cuộc chiến thương mại toàn cầu khi sự phụ thuộc của các quốc gia vào dầu mỏ, khí đốt ngày càng trở nên bức thiết hơn bao giờ hết. Nga, Mỹ, EU và những quốc gia khác đang cố gắng tối đa sức ảnh hưởng và tác động chính trị của mình lên cán cân năng lượng toàn cầu. Chính vì vậy, Ủy ban châu Âu (EC) đã thúc đẩy sự hình thành một Liên minh năng lượng cho sự phối hợp các chính sách năng lượng bao gồm cả việc tiết kiệm năng lượng và giảm khí thải CO 2 cho đến việc đa dạng hóa nguồn cung an ninh năng lượng. (3) Cùng với cuộc chiến năng lượng, một vấn đề khác đe dọa trực tiếp mối an nguy và phát triển bền vững của nhân loại chính là việc phát thải khí nhà kính đang ngày càng gia tăng - là nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng ấm lên toàn cầu. Việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch đồng nghĩa với việc tăng cường phát thải khí nhà kính. Hiện tốc độ giải phóng CO 2 tiếp tục tăng nhanh do các hoạt động công nghiệp của con người và cả do những nguyên nhân của ấm lên toàn cầu như băng tan, khí nhà kính giải phóng từ lòng đất... Một nghiên cứu của Viện Hải dương học NOAA (Mỹ) đã cho thấy, CO 2 trong khí quyển tiếp tục tăng nhanh vào năm 2019 với mức trung bình trong tháng 5 đạt đỉnh 414,7 ppm, đây là chỉ số cao nhất theo mùa được ghi nhận trong 61 năm quan sát trên đỉnh núi lửa lớn nhất Hawaii. Giá trị đỉnh năm 2019 cao hơn 3,5 ppm so với đỉnh 411,2 ppm vào tháng 5/2018, đánh dấu bước nhảy hàng năm cao thứ hai trong lịch sử. (4) Những vấn đề nêu trên đã đặt ra yêu cầu về chiến lược phát triển bền vững trong tương lai là phải đáp ứng được mục tiêu lâu dài về năng lượng và khí hậu. Xuất phát từ đó, nhằm biến thách thức thành cơ hội, các nhà khoa học khắp thế giới đang nỗ lực nghiên cứu tạo ra các nguồn năng lượng sạch và bền vững. Những nguồn năng lượng này phải giải quyết được bài toán 2 trong 1, tức là vừa tái tạo nguồn năng lượng, vừa giảm phát thải khí nhà kính. Bởi vậy, mục tiêu lớn nhất mà các nhà khoa học đặt ra là biến tài nguyên CO 2 dư thừa trong khí quyển và nguồn năng lượng mặt trời vô tận thành nguồn nhiên liệu phục vụ các hoạt động của cuộc sống. (5) Chuyển đổi quang hóa CO 2 thành nhiên liệu được các nhà khoa học kỳ vọng là giải pháp đột phá để lưu trữ năng lượng mặt trời dưới dạng các kiên kết hóa học. Tuy nhiên, thách thức lớn nhất hiện nay mà chúng ta chưa thể vượt qua đó là hydrocarbon có giá trị năng lượng cao hiếm khi được tạo ra theo phương pháp truyền thống vì những thách thức động học. (6) Thực vật sử dụng ánh sáng mặt trời để điều khiển các phản ứng hóa học giữa nước và CO 2 . Khi những tia nắng mặt trời chạm vào lá cây sẽ kích thích các điện tử (electron) trong chất diệp lục. Những điện tử bị kích thích khi nhận được năng lượng từ ánh sáng mặt trời sẽ thúc đẩy các phản ứng hóa học biến đổi CO 2 và nước thành glucose. Nhiều phát minh mang tính ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống nhờ việc chúng ta bắt chước tự nhiên. Không nằm ngoài những phát hiện quan trọng đó, các nhà khoa học đã học hỏi chính những “người thầy thực vật” để làm một công việc có ích. Theo đó, trong một nghiên cứu mới công bố trên tạp chí Nature , các nhà khoa học thuộc Đại học Illinois tại Urbana-Champaign (Mỹ) đã tạo ra bước đột phá trong việc chuyển đổi CO 2 dư thừa trong khí quyển thành các nguồn năng lượng hữu ích cho cuộc sống. (7) Các nhà khoa học của Đại học Illinois tại Urbana-Champaign (Mỹ) đã sử dụng các hạt nano vàng (Au) để thay thế cho chất diệp lục - một sắc tố hoạt động như một chất xúc tác trong quang hợp tự nhiên, giúp thúc đẩy phản ứng hóa học ở thực vật. Có thể nói, đây là một bước tiến lớn, hướng tới việc xây dựng một hệ thống tái chế carbon, trong đó tận dụng ánh sáng mặt trời để chuyển đổi hiệu quả CO 2 và nước thành nhiên liệu lỏng. Bằng cách tối ưu hóa hệ thống thực hiện phản ứng, giờ đây họ có thể điều khiển các phản ứng hóa học hai electron để tăng tính hiệu quả về mặt năng lượng. (8) Mục tiêu ở đây là sản xuất các hydrocacbon phức, hóa lỏng từ CO 2 dư thừa và các tài nguyên bền vững khác như ánh sáng mặt trời. Nhiên liệu lỏng là lý tưởng vì chúng dễ vận chuyển, an toàn và tiết kiệm hơn so với khí đốt. Hơn nữa, chúng được tạo ra từ các phân tử chuỗi dài chứa nhiều liên kết hơn, có nghĩa là chúng lưu trữ năng lượng nhiều hơn. Nhóm nghiên cứu của Đại học Illinois do GS P.K. Jain dẫn đầu đã phát triển một quy trình nhân tạo, sử dụng cùng một phần ánh sáng xanh lục của phổ ánh sáng được thực vật sử dụng trong quá trình quang hợp tự nhiên để chuyển CO 2 và nước thành nhiên liệu, với Sungju Yu (bên phải) và P.K. Jain - các tác giả của công trình. chất xúc tác là các hạt nano vàng giàu điện tử. (9) Trong quang hợp, thực vật chuyển đổi năng lượng từ ánh sáng mặt trời thành glucose bằng cách sắp xếp lại các phân tử nước và CO 2 . Quá trình mới bắt chước khả năng tự nhiên này thông qua các thao tác hóa học tạo ra nhiên liệu lỏng mà không cần chất diệp lục. Nhưng thay vì dựa vào các sắc tố thực vật có khả năng phân hủy sinh học để chuyển đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học, các nhà khoa học đã tìm ra một phương pháp tốt hơn, đó là phát triển quang hợp nhân tạo, tạo ra các hydrocacbon năng lượng cao bằng cách tận dụng các hạt nano vàng giàu electron có kích thước 13-14 nanomet làm chất xúc tác. Trong nghiên cứu, các nhà khoa học đã chọn sử dụng các chất xúc tác kim loại để hấp thụ ánh sáng xanh và chuyển các electron và proton cần thiết cho các phản ứng hóa học giữa CO 2 và nước. Các hạt nano vàng hoạt động đặc biệt tốt như một chất xúc tác vì bề mặt của chúng tương tác thuận lợi với các phân tử CO 2 , tăng hiệu quả hấp thụ ánh sáng và không bị phá vỡ hoặc biến chất như các kim loại khác. (10) Nghiên cứu mới này đã tạo ra bước tiến xa hơn khi chuyển CO 2 thành các phân tử nhiên liệu hydrocarbon phức tạp (bao gồm propan và metan) được tổng hợp bằng cách kết hợp ánh sáng xanh với các hạt nano vàng trong chất lỏng ion. Ngoài propan và metan, phương pháp này cũng cho phép tạo ra ethylene, acetylene và propene. Đây là những nguyên liệu quan trọng mà một ngày nào đó cho phép lưu trữ năng lượng khả thi dùng trong pin nhiên liệu. (11) Như vậy, bằng cách chuyển đổi CO 2 thành các phân tử phức tạp hơn như propan, công nghệ năng lượng xanh hiện đã tiến một bước gần hơn đến việc sử dụng CO 2 dư thừa để lưu trữ năng lượng mặt trời dưới dạng liên kết hóa học. Nguồn năng lượng này có thể được sử dụng vào những lúc không có ánh sáng mặt trời hoặc vào thời điểm nhu cầu sử dụng năng lượng cao nhất. (12) Có thể nói, thành quả nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học Illinois đã tạo ra bước đột phá, mở ra triển vọng mới trong việc giải quyết bài toán khủng hoảng năng lượng và an ninh môi trường. Tuy nhiên, theo đánh giá của cộng đồng các nhà khoa học trong lĩnh vực này thì còn rất nhiều việc phải làm phía trước để công nghệ này sẵn sàng được sử dụng và nhân rộng, đáp ứng nhu cầu cuộc sống. (Nguồn: “Sản xuất nhiên liệu từ quang hợp nhân tạo”, Nguyễn Đức Minh, Tạp chí Khoa học & Công nghệ Việt Nam, số 10, năm 2019) Đâu là nhận xét đúng về vấn đề năng lượng toàn cầu? A. Nguồn tài nguyên năng lượng trên thế giới là vô tận và không bao giờ vơi cạn B. Nguồn tài nguyên năng lượng trên thế giới đang dần cạn kiệt C. Nguồn tài nguyên năng lượng trên thế giới đang được tái sinh D. Các phương án trên đều sai
-
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: Nghiên cứu mới về siêu dẫn gần nhiệt độ phòng (1) Vật liệu được coi là chất siêu dẫn khi năng lượng điện được truyền đi với hiệu suất 100%. Các chất siêu dẫn có thể ứng dụng trong một loạt các thiết bị như máy chụp cộng hưởng từ trong bệnh viện. Tuy nhiên, sự phát triển của các ứng dụng này đã bị cản trở bởi vì trạng thái siêu dẫn chỉ xuất hiện tại nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ phòng (295 K). Trong một bài báo mới được công bố trên Tạp chí Nature * , Drozdov và các cộng sự đã báo cáo một kết quả đáng ngạc nhiên về tính chất siêu dẫn của lanthanum hydride. Khi bị nén tại một áp suất lớn hơn một triệu lần áp suất khí quyển của trái đất, lanthanum hydride sẽ xuất hiện tính chất siêu dẫn ở nhiệt độ 250 K - nhiệt độ cao nhất của chất siêu dẫn từng được biết đến. (2) Siêu dẫn được phát hiện lần đầu tiên trong thủy ngân tại nhiệt độ dưới 4 K vào năm 1911. Nhiệt độ mà tại đó vật liệu trở thành chất siêu dẫn được gọi là nhiệt độ tới hạn. Sau khi phát hiện ra siêu dẫn, người ta thấy rằng cần thiết phải tìm kiếm các vật liệu có nhiệt độ tới hạn lớn hơn 4 K. Trong hơn một thế kỷ qua, nhiều chất siêu dẫn đã được phát hiện, giá trị của nhiệt độ tới hạn liên tiếp được cải thiện và dần hướng tới mục tiêu cuối cùng là bằng với nhiệt độ phòng (25 o C, tương đương với 298 K). (3) Drozdov và các cộng sự đã phá vỡ kỷ lục vào năm 2014 khi họ phát hiện ra rằng hydrogen sulfide (một chất gây ra mùi thối của trứng gà) thể hiện tính chất siêu dẫn tại nhiệt độ tới hạn khoảng 200 K khi nó được nén với một áp suất gấp 2 triệu lần áp suất khí quyển. Sau đó, vào năm 2018, hai nhóm nghiên cứu độc lập (Drozdov và cộng sự; Somayazulu và cộng sự) đã công bố gần như đồng thời kết quả nghiên cứu của mình với khẳng định, lanthanum hydride có thể xuất hiện tính chất siêu dẫn ở nhiệt độ cao hơn (từ 215 đến 280 K). (4) Đặc điểm chung của các chất siêu dẫn hydrogen sulfide và lanthanum hydride là chúng rất giàu hydro và tính chất siêu dẫn chỉ xuất hiện dưới một áp suất cực cao (hơn một triệu lần áp suất khí quyển). Trong điều kiện khắc nghiệt như vậy, các liên kết hóa học bị thay đổi đáng kể và hình thành các cấu trúc mới không ổn định. Trong trường hợp lanthanum hydride, áp suất cao đã dẫn đến sự hình thành cấu trúc LaH 10 , cấu trúc hóa học này có hàm lượng hydro cao hơn nhiều so với cấu trúc của lanthanum hydride tại áp suất khí quyển. (5) Để đạt được áp suất cực cao (gần bằng một nửa áp suất tại lõi của trái đất), Drozdov và các cộng sự đã sử dụng một thiết bị gọi là tế bào đe bằng kim cương. Thiết bị này có thể nằm gọn trong lòng bàn tay và tạo áp lực bằng cách nén mẫu, trong đó mẫu được nằm trong một lá kim loại mỏng, giữa hai viên kim cương có hình dạng dẹt. Tuy nhiên cần lưu ý rằng, với cấu tạo này chỉ một số phép đo là có thể thực hiện được, vì mẫu có kích thước rất nhỏ (~0,01 mm) và được bao quanh bởi các lá kim loại và kim cương có kích thước tương đối lớn. Hơn nữa, để có thể đo được độ dẫn điện, các dây dẫn điện cần phải tiếp xúc với mẫu, nhưng phải cách ly điện bằng giấy bạc. (6) Các tác giả đã vượt qua được những thách thức trong việc thiết kế thí nghiệm siêu dẫn với áp suất cực cao và đã báo cáo những kết quả quan trọng về tính chất siêu dẫn tại nhiệt độ cao của lanthanum hydride. Để chứng minh rằng một vật liệu là siêu dẫn, các nhà nghiên cứu thường kiểm tra 3 tính chất của vật liệu như sau: điện trở bằng không, sự giảm nhiệt độ tới hạn dưới một từ trường và từ thông bị đẩy ra khỏi bên trong vật liệu (một hiện tượng vật lý được gọi là hiệu ứng Meissner). Drozdov và các cộng sự đã phát hiện ra 2 đặc tính đầu tiên của chất siêu dẫn. Đặc tính cuối cùng - hiệu ứng Meissner đã không thể quan sát được vì các mẫu quá nhỏ. (7) Việc tìm kiếm tính chất siêu dẫn nhiệt độ cao trong các vật liệu giàu hydro có thể được liên kết với các dự đoán trước đó vào năm 2004. Dự đoán này dựa trên một lý thuyết cho rằng các nguyên tố với khối lượng nguyên tử thấp có thể đóng góp vào giá trị nhiệt độ tới hạn cao. Hydro là nguyên tố nhẹ nhất trong bảng tuần hoàn, do đó tối ưu cho nhiệt độ tới hạn cao. Dựa trên logic này, việc thay thế hydro bằng một đồng vị deuterium nặng hơn sẽ dẫn tới giảm nhiệt độ tới hạn. Drozdov và các cộng sự đã quan sát tính chất siêu dẫn với đồng vị này và thấy rằng nhiệt độ tới hạn của lanthanum deuteride thấp hơn so với lanthanum hydride. Kết luận này gần như chính xác theo dự đoán của lý thuyết. (8) Từ quan điểm khoa học, những kết quả này cho thấy chúng ta đang bước vào giai đoạn chuyển đổi từ tìm kiếm chất siêu dẫn bằng thực nghiệm, trực giác hoặc may mắn sang tìm kiếm chất siêu dẫn dựa trên các hướng dẫn được dự đoán bởi lý thuyết. Nhiệt độ tới hạn của vật liệu siêu dẫn từ lâu đã được coi là một trong những tính chất khó có thể tính toán chính xác. Tuy nhiên, các thực nghiệm trên hydrogen sulfide và lanthanum hydride đã được thúc đẩy bởi các kết quả từ tính toán lý thuyết. Những thành công đáng chú ý này dường như được thúc đẩy bởi các tiến bộ trong các phương pháp tính toán gần đây. (9) Tầm quan trọng thực tế của tính chất siêu dẫn trong các vật liệu được tổng hợp với số lượng cực nhỏ tại một áp suất lớn hơn áp suất khí quyển một triệu lần là gì? Câu trả lời phụ thuộc vào việc các trạng thái siêu dẫn có thể được phục hồi tại áp suất khí quyển hay không. Bản thân kim cương là một ví dụ về vật liệu được hình thành tại áp suất cao nhưng có thể tồn tại trong áp suất khí quyển. Nỗ lực sản xuất kim cương tổng hợp cung cấp động lực đáng kể cho sự phát triển của các phương pháp thực nghiệm với áp suất cao. Tuy nhiên, ngày nay kim cương tổng hợp được phát triển bằng cách sử dụng một kỹ thuật với áp suất thấp gọi là lắng đọng hơi hóa học. Về mặt lạc quan, cuối cùng có thể sử dụng các phương pháp với áp suất thấp tương tự để tạo ra các chất siêu dẫn siêu bền được phát hiện ban đầu tại áp suất cao. (10) Trong vài năm tới, các thí nghiệm có thể sẽ tập trung vào việc tìm kiếm tính siêu dẫn trong các vật liệu giàu hydro có áp suất thấp hơn. Do đó dường như nhiều khả năng giấc mơ siêu dẫn nhiệt độ phòng có thể được thực hiện trong tương lai gần. Tại thời điểm đó, thách thức lớn sẽ chuyển từ đẩy nhiệt độ tới hạn lên cao hơn sang đẩy áp suất cần thiết xuống thấp hơn. (Nguồn: “Nghiên cứu mới về siêu dẫn gần nhiệt độ phòng”, Nguyễn Tuấn Hưng, Tạp chí Khoa học & Công nghệ Việt Nam, số 9, năm 2019) Nội dung chính của văn bản trên là? A. Những trạng thái tồn tại của siêu dẫn B. Những ứng dụng của siêu dẫn C. Những cách sản xuất ra hydro D. Những nghiên cứu về siêu dẫn gần nhiệt độ phòng
-
1. Mới đây nhóm nghiên cứu của PGS.TS. Đỗ Văn Mạnh, Viện Công nghệ môi trường, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã triển khai thành công hệ thống xử lý bùn thải thành phân hữu cơ và khí biogas, với công suất phát điện đạt 20 kW, tại thành phố Buôn Mê Thuột, Đắk Lắk. 2. Công nghệ này được nhóm bắt đầu nghiên cứu từ năm 2016, trong Chương trình nghiên cứu khoa học công nghệ theo Nghị định thư do Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, với mục tiêu xây dựng quy trình công nghệ xử lý bùn thải hiệu quả ở quy mô công nghiệp, tạo ra những sản phẩm nông nghiệp có giá trị bền vững. 3. So với các quy trình xử lý truyền thống, công nghệ cho hiệu suất chuyển hóa bùn thải thành khí sinh học cao, giúp rút ngắn thời gian xử lý trong khoảng 15-20 ngày. Đặc biệt, hai sản phẩm thu được sau quá trình xử lý gồm khí biogas và phân bón sinh học đều đạt tiêu chuẩn sử dụng làm nguyên liệu cho sản xuất. Khí biogas sinh ra dùng làm nguyên liệu cho máy phát điện, đáp ứng tiêu chuẩn nhiên liệu của châu Âu. 4. TS Mạnh cho biết, bùn thải được đưa vào bể tiền xử lý để điều chỉnh độ pH và các thông số khác trước khi đưa vào bể xử lý chính. Công đoạn này tạo điều kiện tốt nhấtcho các nhóm vi sinh vật thực hiện quá trình phân hủy bùn thải yếm khí, có thể giảmđộ pH bằng axit hoặc dùng bazơ để tăng pH. 5. Sau bước tiền xử lý, nhóm tiến hành phân hủy yếm khí bùn thải để tạo ra khíbiogas. Tuy nhiên, khí biogas sau khi được tạo ra vẫn còn nhiều tạp chất (CO2, Họs,20 SO), có thể gây kết tinh trong buồng đốt hoặc ăn mòn các đường dẫn, bình chứa nhiên liệu cũng như bếp đốt . Vì vậy, TS Mạnh và cộng sự đã tự chế tạo và thiết kế thành công được thiết bị lọc quay ly tâm tốc độ cao để làm sạch khí sinh học trước khi nạp vào hệ thống máy phát điện, nhờ vậy nhóm nghiên cứu đã giải mã thành công công nghệ do Đài Loan chuyển giao. 6. Biogas được đưa vào máy ly tâm tốc độ cao HGRPB để loại bỏ tạp chất bằng dung dịch hấp thụ KOH. Dưới tác động của cơ quay trục giữa, dung dịch KOH được chuyển động ly tâm với tốc độ cao, làm tăng cường quá trình tiếp xúc giữa dung dịch hấp thụ và dòng khí đi vào. Nhờ vậy, dung dịch hấp thụ không bị kéo ra ngoài theo dòng khí, giúp biogas sau xử lý có độ ẩm và đạt tiêu chuẩn dành cho phát điện. 7. "Công đoạn quan trọng nhất nằm ở kỹ thuật điều chỉnh chế độ công nghệ để gia tăng hiệu suất chuyển hóa từ bùn hữu cơ sang khí sinh học hiệu quả cao. Thiết bị do nhóm thiết kế cho ưu điểm nhỏ gọn hơn, được tạo ra từ vật liệu dễ tìm, phù hợp với điều kiện trong nước", TS Mạnh nói và cho biết, thiết bị có khả năng phát hiện thời gian bão hòa của khí, phản ứng tiếp xúc nhanh, thu được khí biogas sạch gần như 100%, đạt tiêu chuẩn làm nhiên liệu phát điện. 8. Nhóm đã đưa công nghệ ứng dụng xử lý bùn thải tại một doanh nghiệp sản xuất bia tại Đắk Lắk, toàn bộ 15mở bùn mỗi ngày được xử lý để phát điện với công suất 20 kW. Lượng điện này phục vụ lại vận hành máy bơm, các thiết bị xử lý của hệ thống hoặc đèn chiếu sáng trong các trang trại rau. 9. Lượng bùn thải sau quá trình phân hủy còn lại được phối trộn với các thành phần vi lượng và vi sinh vật để tạo phân bón hữu cơ sinh học giúp đất tăng độ ẩm và độ tơi xốp, nâng cao hiệu quả sử dụng phân. Loại phân hữu cơ được bón cho cây rau ngắn ngày cho chất lượng tốt, hạn chế sâu bệnh và tăng năng suất. 10. Bùn thải từ các hoạt động sản xuất, chứa rất nhiều các tế bào vi sinh vật và hỗn hợp các protein, polisaccarit, lipit. Hiện nay, việc xử lý bùn thải tại Việt Nam mới chỉ áp dụng phương pháp ủ hoặc chôn lấp, chưa có hệ thống công nghệ xử lý hoàn thiện quy mô lớn, kết hợp với xử lý chất thải rắn. Nếu không được xử lý kịp thời, khối lượng lớn bùn thải sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng môi trường. 11. "Công nghệ xử lý bùn thải được nhóm hoàn thiện với mục tiêu vừa có thể hạn chế thải các chất ô nhiễm ra ngoài môi trường, vừa tạo ra những sản phẩm giá trị như khí biogas, phân bón hữu cơ. Từ đó góp phần tạo nên một nền nông nghiệp tuần hoàn, bền vững", TS Mạnh nói. 12. Tuy nhiên đây mới là thành công ở quy mô xử lý nhỏ. Để có thể phát triển hệ thống ở quy mô bán công nghiệp với khối lượng 80 tấn, đem lại hiệu quả cao, nhómnghiên cứu cho rằng cần phải làm chủ công nghệ và có sự phối hợp giữa các bên liên quan trong việc xây dựng những nhà máy xử lý bùn thải tại các thành phố, khu công nghiệp lớn. (Theo Nguyễn Xuân, Công nghệ xử lý bùn thải tạo khí sinh học phát điện , Báo VnExpress, ngày 21/11/2020) Ý nào sau đây thể hiện rõ nhất nội dung chính của bài đọc trên? A. Phát triển công nghệ xử lý bùn thải tạo khí sinh học phát điện tại Tây Nguyên. B. Vai trò của công nghệ xử lý bùn thải trong giảm phát thải ô nhiễm không khí. C. Các phương pháp hiệu quả giúp xử lý ô nhiễm sinh ra từ các nhà máy bia. D. Kế hoạch xây dựng các nhà máy xử lý bùn thải tại các khu công nghiệp lớn.
-
1. Các nhà nghiên cứu ở Viện Công nghệ Skoltech đã tìm ra một cách để sử dụng các cảm biến hóa học và thị giác máy tính để xác định liệu thịt gà nướng đã chín đúng chưa. Công cụ này có thể giúp các nhà hàng giám sát và theo dõi các quá trình tải nướng tự động và biết đâu một ngày nào đó sẽ có mặt trong chiếc lò nướng “thông minh” của chính bạn. 2. Khi nào thì miếng ức gà trên vỉ nướng sẽ sẵn sàng lên bàn ăn? Thường thì người đầu bếp sẽ quan sát miếng thịt thật gần và hít hà mùi thơm để đảm bảo miếng thịt đã được nướng chín một cách hoàn hảo. Tuy nhiên với một khu bếp lớn, bạn không thể phụ thuộc vào đôi mắt hoặc cái mũi của chỉ một người để đảm bảo một lượng lớn thức ăn đều đã chín tới. Đó là nguyên nhân vì sao ngành khách sạn vẫn luôn tìm kiếm những công cụ đủ nhạy với giá thành hợp lí để thay thế đánh giá chủ quan của con người. 3. Giáo sư Albert Nasibulin của Viện Công nghệ Skoltech và Trường đại học Aalto nhà nghiên cứu Fedor Fedorov và đồng nghiệp của họ đã quyết định nghiên cứu theo hướng này: thiết kế một cái “mũi điện tử” – một dãy các cảm biến dò các hợp phần cụ thể của một mùi – để “ngửi” thịt gà nướng và một thuật toán thị giác máy tính để “nhìn” vào đó. “Mũi điện tử đơn giản hơn và ít đắt đỏ hơn là sử dụng máy sắc kí khi hoặc máy khối phổ. Trước đây chúng đã từng được sử dụng để dò mùi của nhiều loại phô mai hoặc phát hiện táo hoặc chuối bị hỏng. Còn thị giác máy tính có thể phân biệt các mẫu hình ảnh, ví dụ phát hiện bánh quy bị vỡ. 4. Nhóm nghiên cứu đã kết hợp hai kỹ thuật này để theo dõi độ chín một cách chính xác trong điều kiện không tiếp xúc trực tiếp với miếng thịt. Họ chọn thịt gà, một trong những loại thực phẩm phổ biến nhất, rồi tiến hành nướng một lượng lớn thịt ức gà để “huấn luyện” máy móc đánh giá và dự đoán độ chín của miếng thịt nướng. Trong nghiên cứu, “mũi điện tử được thiết kế với tám cảm biến: dò khói, cồn, CO, và các hợp phần khác, nhiệt độ, độ ẩm rồi đặt nó vào trong hệ thống hút khói của bếp. Đồng thời thuật toán thị giác máy tính được sử dụng để tìm mối liên hệ giữa các bức ảnh chụp các miếng gà nướng. Dựa trên dữ liệu mùi vị và hình ảnh thu được, máy móc sẽ xác định độ chín của từng miếng thịt gà nướng theo thời gian thực. 5. Để xác định những thay đổi về mùi vị trong các giai đoạn của quá trình nướng gà, các nhà khoa học đã sử dụng phương pháp phân tích nhiệt trong trường (Thermal Gravimetric Analysis) để theo dõi số lượng hạt vật chất bay hơi trong quá trình nướng mà mũi điện tử có thể phát hiện; và phương pháp phân tích vi sai chuyển động (Differential Mobility Analysis) để đo đạc kích thước và phổ khối lượng của các hạt vật 35 chất bay hơi. 6. Nhưng có lẽ phần quan trọng nhất của thí nghiệm này là sự tham gia của 16 nghiên cứu sinh và nhà nghiên cứu. Họ sẽ kiểm tra độ mềm, độ thơm ngon, độ đậm đà của hương vị, độ đẹp mắt và độ chín của từng miếng ức gà nướng rồi đánh giá trên thang điểm 10. Sau đó các nhà nghiên cứu sẽ tiến hành so sánh dữ liệu thu được với đánh giá của máy tính. 7. Các nhà nghiên cứu đã nướng thịt bên ngoài phòng thí nghiệm và sử dụng căng tin của Skoltech để làm địa điểm thí nghiệm. “Do diễn ra trong đại dịch COVID-19, chúng tôi phải đeo khẩu trang và thực hiện các thí nghiệm với từng nhóm nhỏ. Đó là một trải nghiệm rất lạ. Người tham gia phải tuân theo một quy trình nếm thức ăn do nhóm nghiên cứu đặt ra. Chúng tôi đã nướng nhiều mẫu, đánh số và cho tình nguyện viên nếm thử trong điều kiện bị bịt mắt. Đó là một trải nghiệm thú vị đối với các nhà khoa học vật liệu, vốn thường làm việc với dữ liệu từ các công cụ phân tích phức tạp. Tuy nhiên, các môn thịt gà cũng là một loại vật liệu mà.”, Fedorov nói. 8. Nhóm nghiên cứu cho biết hệ thống của họ có khả năng nhận diện rất tốt thịt gà nướng chưa chín, vừa tới hoặc quá lửa. Do đó nó hoàn toàn có thể được dùng để kiểm soát chất lượng trong bếp ăn. Họ cũng lưu ý là việc sử dụng các kỹ thuật này trên những phần thịt gà khác, ví dụ như cánh hoặc đùi - hoặc cho những phương pháp chế biến khác, thì “mũi điện tử” và “mắt điện tử có thể phải được huấn luyện trên dữ liệu mới. 9. Các nhà nghiên cứu đang lập kế hoạch kiểm tra các cảm biến của mình trong môi trường bếp nhà hàng. Một ứng dụng tiềm năng của nó có thể là “đánh hơi” mùi thịt hỏng ngay ở giai đoạn đầu khi mũi người chưa thể nhận sự thay đổi của mùi vị. “Chúng tôi tin hệ thống này có thể tích hợp với bếp ăn công nghiệp và thậm chí là bếp gia đình như một công cụ hỗ trợ và tư vấn về độ chín và mùi vị của miếng thịt, khi không thể trực tiếp đo nhiệt độ hoặc đo nhiệt độ không hiệu quả”, Fedorov nói. (Theo Anh Vũ tổng hợp, “Mũi điện tử và thị giác máy tính giúp nướng hoàn hảo thịt gà”, Tạp chí Tia sáng, ngày 11/02/2021) Diễn đạt nào dưới đây thể hiện rõ nhất ý chính của bài đọc trên? A. Sử dụng “mũi điện tử và thị giác máy tính để đánh giá độ chín của thịt gà. B. “Lò nướng thông minh” để nướng thịt gà. C. Nghiên cứu nhiệt độ để nướng chin thịt gà hoàn hảo. D. Ứng dụng của “mũi điện tử và thị giác máy tính trong ngành công nghiệp thực phẩm.
-
Câu 1. Một vật đang chuyển động có thể không có A. động lượng. B. động năng. C. thế năng. D. cơ năng. Câu 2. Xét một vật chuyển động thẳng biến đổi đều theo phương nằm ngang. Đại lượng nào sau đây không đổi? A. Động năng. B. Động lượng. C. Thế năng. D. Vận tốc. Câu 3. Một vật được ném thẳng đứng từ dưới lên cao. Trong quá trình chuyển động của vật thì thế năng của vật A. giảm, trọng lực sinh công dương. B. giảm, trọng lực sinh công âm. C. tăng, trọng lực sinh công dương. D. tăng, trọng lực sinh công âm. Câu 4. Thế năng hấp dẫn là đại lượng A. vô hướng, có thể dương hoặc bằng không. B. vô hướng, có thể âm, dương hoặc bằng không. C. véc tơ cùng hướng với véc tơ trọng lực. D. véc tơ có độ lớn luôn dương hoặc bằng không. Câu 5. Phát biểu nào sau đây sai? Thế năng hấp dẫn và thế năng đàn hồi A. cùng là một dạng năng lượng. B. có dạng biểu thức khác nhau. C. đều phụ thuộc vào điểm đầu và điểm cuối. D. đều là đại lượng vô hướng, có thể dương, âm hoặc bằng không. Câu 6. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về thế năng trọng trường? A. Luôn có giá trị dương. B. Tỉ lệ với khối lượng của vật. C. Hơn kém nhau một hằng số đối với 2 mốc thế năng khác nhau. D. Có giá trị tuỳ thuộc vào mặt phẳng chọn làm mốc thế năng. Câu 7. Một viên đạn bay trong không khí với một vận tốc ban đầu xác định, bỏ qua sức cản của không khí. Đại lượng nào sau đây không đổi trong khi viên đạn chuyển động ? A. Động lượng B. Gia tốc. C. Thế năng D. Động năng. Câu 8. Hai vật có khối lượng là m và 2m đặt ở hai độ cao lần lượt là 2h và h. Thế năng hấp dẫn của vật thứ nhất so với vật thứ hai là A. bằng hai lần vật thứ hai. B. bằng một nửa vật thứ hai. C. bằng vật thứ hai. D. bằng vật thứ hai. Câu 9. Chọn phát biểu chính xác nhất? A. Thế năng trọng trường luôn mang giá trị dương vì độ cao h luôn luôn dương. B. Độ giảm thế năng phụ thuộc vào cách chọn gốc thế năng. C. Động năng và thế năng đều phụ thuộc tính chất của lực tác dụng. D. Trong trọng trường, ở vị trí cao hơn vật luôn có thế năng lớn hơn. Câu 10. Chọn câu trả lời sai khi nói về thế năng đàn h i? A. Thế năng đàn hồi phụ thuộc vào khối lượng của vật nặng. B. Thế năng đàn hồi phụ thuộc vào vị trí cân bằng ban đầu của vật. C. Trong giới hạn đàn hồi, khi lò xo bị biến dạng càng nhiều thì hệ (vật +lò xo) có khả năng sinh công càng lớn. D. Thế năng đàn hồi tỉ lệ với bình phương độ biến dạng. Câu 11. Chọn phát biểu sai?. Khi một vật từ độ cao z, với cùng vận tốc đầu, bay xuống đất theo những con đường khác nhau thì A.độ lớn vận tốc chạm đất bằng nhau. B. thời gian rơi bằng nhau. C. công của trọng lực bằng nhau. D. gia tốc rơi bằng nhau. Câu 12. (KTĐK THPT Nguyễn Huệ - TT Huế). Một vật được thả rơi tự do không vận tốc đầu. Trong quá trình chuyển đông của vật thì A. thế năng của vật tăng, trọng lực thực hiện công âm. B. thế năng của vật tăng, trọng lực thực hiện công dương. C. thế năng của vật giảm, trọng lực thực hiện công dương. D. thế năng của vật giảm, trọng lực thực hiện công âm. Câu 13. Công của trọng lực tác dụng lên một vật chuyển động giữa hai vị trí xác định A. luôn có giá trị dương. B. luôn bằng 0. C. phụ thuộc vào thời gian chuyển động của vật. D. không phụ thuộc vào dạng quĩ đạo của vật. II.PHÂN DẠNG BÀI TẬP. Câu 14. Một tảng đá khối lượng 50 kg đang nằm trên sườn núi tại vị trí M có độ cao 300 m so với mặt đường thì bị lăn xuống đáy vực tại vị trí N có độ sâu 30 m. Lấy g ≈ 10 m/s2 . Khi chọn gốc thế năng là đáy vực. Thế năng của tảng đá tại các vị trí M và N lần lượt là A. 165 kJ ; 0 kJ. B. 150 kJ ; 0 kJ. C. 1500 kJ ; 15 kJ. D. 1650 kJ ; 0 kJ. Câu 15. (KTĐK THPT Nguyễn Huệ - TT Huế). Một vật có khối lượng 5kg ở độ cao 10m so với mặt đất. Lấy g =10m/s2 và chọn mốc thế năng tại mặt đất. Thế năng của vật sau khi nó rơi tự do được 1 giây là A.250J. B. 249,9J. C. 490J. D. 500J. Câu 16. (HK2 THPT Hai Bà Trưng – TT Huế). Một vật có khối lượng 2kg đặt ở một vị trí trọng trường mà có thế năng Wt1=800J. Thả vật rơi tự do tới mặt đất tại đó có thế năng của vật là Wt2= -700J. Lấy g = 10m/s2 . Vật đã rơi từ độ cao so với mặt đất là A.35m. B. 75m. C. 50m. D. 40m. Câu 17. Một vật khối lượng 3kg đặt ở một vị trí trọng trường mà có thế năng là Wt1 = 600J. Thả vật rơi tự do tới mặt đất tại đó thế năng của vật là Wt2 = - 900J. Lấy g = 10m/s2 . Tốc độ của vật khi qua mốc thế năng là A. 5m/s. B. 10m/s C. 15m/s. D. 20m/s. Câu 18. Người ta móc một vật nhỏ vào đầu một lò xo có độ cứng 250 N/m, đầu kia của lò xo gắn cố định với giá đỡ. Xác định thế năng đàn hồi của lò xo khi lò xo bị nén lại một đoạn 2,0 cm. A. 50 mJ. B. 100 mJ. C. 80 mJ. D. 120 mJ. Câu 19. Một lò xo bị nén 5 cm. Biết độ cứng của lò xo k = 100N/m, thế năng đàn hồi của lò xo là A. – 0,125 J. B. 1250 J. C. 0,25 J. D. 0,125 J.