Câu hỏi
Rối loạn lo âu - Khi lo lắng gây xáo trộn cuộc sống Trầm cảm và các vấn đề tâm lý ở giới trẻ đang dần trở nên thời sự ở Việt Nam, đặc biệt khi gần đây kết thúc cuộc sống là giải pháp có xu hướng gia tăng trong một xã hội ngày càng nhiều áp lực và trách nhiệm cá nhân. Theo thống kê của Bộ Y Tế năm 2017, khoảng 15% dân số Việt Nam mắc các chứng rối loạn liên quan đến stress. Không chỉ vậy, thế hệ millennials và gen Z còn được gọi là thế hệ lo âu. Nguyên nhân đến từ việc sinh trưởng trong gia đình ít con hơn, có nhiều thời gian và điều kiện kinh tế hơn. Vô hình trung, áp lực thành công của họ cao hơn các thế hệ trước. Sự phát triển của mạng xã hội cũng tăng thêm áp lực phải năng suất và chinh phục được nhiều mục tiêu khi còn tuổi đôi mươi. Điều này khiến không ít bạn trẻ hình thành mắc các hội chứng rối loạn lo âu. Rối loạn lo âu là gì? Theo định nghĩa của Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kỳ (APA), rối loạn lo âu (anxiety disorders) là một nhóm bệnh tâm lý gây cảm giác lo lắng, sợ hãi quá mức ở tần suất thường xuyên. Người bị rối loạn lo âu thường né tránh các tình huống xã giao thông thường như đi học, đi làm, gặp gỡ bạn bè và người thân. Khoảng 30% người trưởng thành từng trải qua rối loạn lo âu ở một thời điểm nào đó trong đời. Nguyên nhân dẫn đến rối loạn lo âu? Nếu từng trải qua chấn thương thơ ấu hoặc gặp biến cố lớn trong đời (như gia đình phá sản, người thân qua đời, kết quả thi cử không như mong muốn…), một người có nguy cơ mắc rối loạn lo âu cao hơn bình thường. Ta có thể tưởng tượng về một người bị rối loạn lo âu thông qua những yếu tố rủi ro sau, được giả thuyết bởi các chuyên gia: Thứ nhất, một người có nguy cơ mắc rối loạn lo âu cao hơn khi có tiền sử người thân trong gia đình mắc chứng bệnh này. Ngoài ra, nghiên cứu cho thấy nữ giới có nguy cơ mắc rối loạn lo âu cao gấp đôi nam giới. Đây là yếu tố nhân khẩu học. Thứ hai, người mắc chứng rối loạn lo âu trải qua sự mất cân bằng các chất trong não bộ, tức là có sự thay đổi ở các chất hoá học và các bộ phận phụ trách nỗi sợ hãi hoặc cảm xúc trong não bộ. Thứ ba, người rối loạn lo âu thường trải qua những biến cố lớn như tuổi thơ bị bạo hành, bỏ rơi, người thân qua đời hoặc căng thẳng kéo dài. Đây là những yếu tố môi trường. Thứ tư, người rối loạn lo âu có thể mang một số tính cách nhất định như nhút nhát, cầu toàn và thiếu tự tin. Thứ năm, người rối loạn lo âu có thể đang sử dụng một số loại thuốc như corticosteroid hay thuốc giảm đau chứa acetaminophen. Một trường hợp khác là lạm dụng một số loại ma túy hay thuốc hướng thần. Cuối cùng, người có tiền sử bệnh tim, phổi, tuyến giáp hoặc có các khối u gây biến đổi hormone có thể có những biểu hiện tương tự như rối loạn lo âu. Dấu hiệu nhận biết rối loạn lo âu Dấu hiệu chính của rối loạn lo âu là nỗi sợ hãi hoặc lo lắng kéo dài. Người bị rối loạn lo âu cũng thường xuyên cảm thấy khó thở, mất ngủ hay mất tập trung. Những triệu chứng cụ thể tuỳ thuộc vào loại rối loạn lo âu mà người bệnh mắc phải. Tuy nhiên, có những biểu hiện sau xuất hiện ở hầu hết các bệnh nhân: Biểu hiện sinh lý: Tay lạnh hoặc đổ mồ hôi, khô miệng, khó thở, tim đập nhanh. Người bệnh có thể xuất hiện các vấn đề về tiêu hóa (đau bụng, khó tiêu, buồn nôn) hoặc cơ bắp (căng cơ, tê hoặc ngứa ở bàn tay hoặc bàn chân). Biểu hiện cảm xúc và tâm lý: Biểu hiện thường thấy là hoảng loạn, sợ hãi và bất an. Người bệnh có xu hướng suy nghĩ lặp lại và hồi tưởng về các trải nghiệm đau thương trong quá khứ, hoặc bị ám ảnh về điều khiến bản thân lo sợ. Biểu hiện hành vi: Người bị rối loạn lo âu khó có thể đứng yên hoặc bình tĩnh. Họ dễ bị rối loạn giấc ngủ (lúc ít lúc nhiều) hoặc gặp ác mộng trong khi ngủ. Họ cũng có thể làm các việc mang tính nghi thức, chẳng hạn người bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) rửa tay liên tục. Các loại rối loạn lo âu Giới chuyên môn phân rối loạn lo âu thành 7 loại nhỏ dựa trên nguyên nhân gây ra chúng. Mỗi loại rối loạn lo âu dẫn bệnh nhân tới một hình thái phản ứng với xã hội khác nhau: Rối loạn lo âu lan tỏa (generalized anxiety disorder): Người bệnh thường lo lắng dai dẳng, quá mức về những hoạt động thường ngày như đi học, đi làm hay gặp gỡ bạn bè. Rối loạn hoảng sợ (panic disorder): Người bệnh bị sợ hãi dữ dội, tim đập nhanh, khó thở, cảm giác cái chết đến gần. Các biểu hiện này thường lặp đi lặp lại theo chu kỳ kéo dài vài phút, khiến người bệnh lảng tránh tình huống có thể khiến chúng tái diễn. Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (obsessive-compulsive disorder): Kiểu rối loạn xuất phát từ những suy nghĩ và thói quen mang tính ám ảnh, từ đó thôi thúc thực hiện một hành động dai dẳng. Người bệnh thường lặp đi lặp lại một hành động, chẳng hạn rửa tay liên tục vì sợ bẩn. Rối loạn căng thẳng hậu sang chấn (post-traumatic stress disorder/PTSD): Người mắc PTSD trải qua hoặc chứng kiến một sự kiện đau buồn như chiến tranh, khủng bố, thảm họa thiên nhiên hay lạm dụng tình dục. Họ có triệu chứng tương tự rối loạn hoảng sợ, đôi khi đi kèm buồn nôn hay nôn mửa. Họ cũng thường tránh những tình huống có thể kích hoạt chúng. Rối loạn lo âu xã hội (social anxiety disorder): Người bệnh này sợ hãi và né tránh các tình huống xã giao. Nguyên nhân xuất phát từ cảm giác xấu hổ, sự thiếu tự tin và nỗi lo bị người khác đánh giá. Rối loạn lo âu ly thân (separation anxiety disorder): Người mắc chủ yếu là trẻ nhỏ, với biểu hiện bám cha mẹ hoặc người thân quá mức, không thể rời khỏi. Kiểu rối loạn này gây ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển của trẻ. Một số nỗi sợ chuyên biệt (phobias): Là những nỗi sợ quá mức, phi logic và không thể lý giải trước những tình huống cụ thể. Nổi bật có thể kể đến người mắc chứng sợ đám đông (agoraphobia) với triệu chứng hoảng sợ mỗi khi ở nơi công cộng, đông người. Phân biệt rối loạn lo âu với lo lắng, căng thẳng, và lo âu thông thường Vì lo âu, căng thẳng hay lo lắng là những cảm xúc thường gặp trong cuộc sống, việc phân biệt chúng với rối loạn lo âu vô cùng quan trọng. Căng thẳng là phản ứng cơ thể với các yếu tố cần sự chú ý hoặc hành động, thường là các yếu tố ngoại cảnh. Nó bao gồm các thay đổi về tâm sinh lý và cảm xúc, báo hiệu một thay đổi vượt quá sức chịu đựng. Lo lắng là một chuỗi những suy nghĩ và hình ảnh tiêu cực về tương lai diễn ra trong tâm trí, liên tục lặp lại, gây ám ảnh và khó kiểm soát. Lo âu bao gồm yếu tố nhận thức (lo lắng) và phản ứng sinh lý (căng thẳng), nghĩa là chúng ta trải nghiệm nó ở cả tâm trí và cơ thể. Tuy nhiên, lo âu thông thường diễn ra khi chúng ta đang đối diện với một vấn đề nào đó, và sẽ kết thúc trong thời gian ngắn. Nó thường không khiến cuộc sống của chúng ta bị đảo lộn. Ngược lại, rối loạn lo âu có thể kéo dài đến hơn sáu tháng và có thể cản trở cuộc sống trầm trọng. (Vietcetera) 1) Ý chính của bài viết là gì? Câu 563940: Hằng là một học sinh lớp 12, còn 3 tháng nữa em phải đối mặt với kì thi THPT QG. Đối với Hằng, đây là kì thi quan trọng, quyết định tương lai của em và nó thể hiện sự cố gắng của em trong suốt 12 năm học. Gần đây, Hằng thường xuyên có cảm giác bồn chồn, mệt mỏi, lo lắng thái quá về kì thi THPT QG. Em bị mất tập trung trong các tiết học dẫn đến điểm thi thử bị thấp. Điều này càng kiến em lo lắng và căng thẳng dẫn đến em bị mất ngủ và thường xuyên cáu gắt với bạn bè và gia đình. Theo em, Hằng đang phải đối mặt với loại rối loạn lo âu nào? A. Rối loạn lo âu lan toả. B. Rối loạn hoảng sợ. C. Rối loạn ám ảnh cưỡng chế. D. Rối loạn lo âu xã hội.
Giải pháp
4.2
(258 Phiếu)
Phát Thịnh
nâng cao · Hướng dẫn 1 năm
Trả lời
Hằng đang phải đối mặt với loại rối loạn lo âulan toả.