Câu hỏi
Câu 2: Câu trắc nghiệm đúng sai. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu,thí sinh chọn đúng hoặc sai: Vị thế của Việt Nam trên thế giới đã được củng cố toàn diện trong giai đoạn 2011- 2022. Cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế mạnh mẽ, đến nǎm 2020,Việt Nam có 30 đối tác chiến lược và đối tác chiến lược toàn diện;có quan hệ ngoại giao với 189/193 nước, có quan hệ kinh tế với 160 nước và 70 vùng lãnh thổ. Đến nǎm 2022, tổng số quan hệ kinh tế - thương mại của Việt Nam đã nâng lên thành 230 nước và vùng lãnh thổ. Với việc thực hiện chủ trương hội nhập quốc tế toàn diện với trọng tâm là hội nhập kinh tế quốc tế, vị thế của đất nước tiếp tục được cải thiện đáng kể. Có thể khẳng định, hội nhập kinh tế quốc tế đóng góp quan trọng vào việc mở rộng và đưa quan hệ của nước ta với các đối tác đi vào chiều sâu, tạo thế đan xen lợi ích,góp phần gìn giữ môi trường hòa bình,ổn định để phát triển đất nước; nâng cao uy tín và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. a) Việc thiết lập quan hệ đối tác chiến lược và chiến lực toàn diện là thế hiện hình thức hội nhập kinh tế quốc tế ở cấp độ khu vực. b) Hội nhập kinh tế quốc tế không góp phần thúc đẩy sự tǎng trưởng GDP hàng nǎm ở Việt Nam. c) Nước ta đang phát triển vì vậy khi hội nhập kinh tế quốc tế Việt Nam phải chấp nhận từ bỏ lợi ích của mình để hội nhập. d) Hội nhập kinh tế quốc tế góp phần đưa hàng hóa của Việt Nam đến với các thị trường trên thế giới. Câu 3: Câu trắc nghiệm đúng sai. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu,thí sinh chọn đúng hoặc sai: Tổ chức Thương mại thế giới được thành lập và hoạt động từ ngày 01/01/1995 với mục tiêu thiết lập và duy trì một nền thương mại toàn cầu tự do, thuận lợi và minh bạch. Tham Trang 7/8 - Bài 2 gia WTO, các quốc gia được hưởng các quy định về tự do thương mại hàng hoá, dịch vụ, sở hữu trí tuệ và đầu tư. Từ ngày 11/01/2007 , Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO. a) Tổ chức quốc tế trong thông tin trên thuộc cấp độ hội nhập khu vực trong thông tin là hội nhập toàn cầu b) Cấp độ hội nhập các quốc gia tham gia trong thông tin là hội nhập toàn cầu. c) Tham gia tổ chức quốc tế, chỉ có các nước phát triển được hưởng lợi ích d) Các quốc gia tham gia tổ chức quốc tế trên không nhất thiết phải tuân thủ các quy định chung của tổ chức. Câu 4: Câu trắc nghiệm đúng sai. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai: Đến nay, nước ta đã có quan hệ chính thức với 189/193 quốc gia và vùng lãnh thổ (trong đó có 4 đối tác chiến lược toàn diện 17 đối tác chiến lược, 13 đối tác toàn diện); có quan hệ thương mại với 224 đối tác và quan hệ hợp tác với hơn 300 tổ chức quốc tế; đã ký hơn 90 hiệp định thương mại song phương, gần 60 hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư; đàm phán, ký kết và thực thi 19 Hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương với hầu hết các nền kinh tế lớn trên thế giới,trong đó 16 FTA đã có hiệu lực với hơn 60 đối tác , phủ rộng khắp các châu lục với tổng GDP chiếm gần 90% GDP toàn cầu, đưa Việt Nam trở thành một trong những nước dẫn đầu khu vực về tham gia các khuôn khổ hợp tác kinh tế song phương và đa phương. a) Nước ta có quan hệ hợp tác kinh tế với 189/193 quốc gia và vùng lãnh thổ. b) Việc ký kết các hiệp định thương mại song phương và đa phương giúp Việt Nam mở rộng hoạt động kinh tế đối ngoại. c) Kinh tế đối ngoại là yếu tố giữ vai trò quan trọng góp phần thúc đẩy tǎng trưởng và phát triển kinh tế. d) Hoạt động kinh tế đối ngoại là một bộ phận cấu thành chính sách đối ngoại của Việt Nam. __ - HẾT __
Xác minh chuyên gia
Giải pháp
3.8(241 phiếu bầu)
Hiệp Khánhthầy · Hướng dẫn 5 năm
Trả lời
Câu 2:<br />a) Sai. Việc thiết lập quan hệ đối tác chiến lược và chiến lực toàn diện không chỉ là hình thức hội nhập kinh tế quốc tế ở cấp độ khu vực mà còn bao gồm cả các lĩnh vực khác như chính trị, quân sự.<br />b) Sai. Hội nhập kinh tế quốc tế đã góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng GDP hàng năm ở Việt Nam.<br />c) Sai. Khi hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam không phải chấp nhận từ bỏ lợi ích của mình mà ngược lại, cần phải bảo vệ lợi ích quốc gia trong quá trình hội nhập.<br />d) Đúng. Hội nhập kinh tế quốc tế giúp đưa hàng hóa của Việt Nam đến với các thị trường trên thế giới.<br /><br />Câu 3:<br />a) Sai. Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) là tổ chức quốc tế, không thuộc cấp độ hội nhập khu vực.<br />b) Đúng. Cấp độ hội nhập của các quốc gia tham gia WTO là hội nhập toàn cầu.<br />c) Sai. Tham gia WTO, các quốc gia đều được hưởng các quy định về tự do thương mại hàng hoá, dịch vụ, sở hữu trí tuệ và đầu tư, không chỉ có các nước phát triển được hưởng lợi ích.<br />d) Sai. Các quốc gia tham gia WTO phải tuân thủ các quy định chung của tổ chức.<br /><br />Câu 4:<br />a) Sai. Nước ta có quan hệ hợp tác kinh tế với hơn 300 tổ chức quốc tế, không phải 189/193 quốc gia và vùng lãnh thổ.<br />b) Đúng. Việc ký kết các hiệp định thương mại song phương và đa phương giúp Việt Nam mở rộng hoạt động kinh tế đối ngoại.<br />c) Đúng. Kinh tế đối ngoại là yếu tố giữ vai trò quan trọng góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế.<br />d) Đúng. Hoạt động kinh tế đối ngoại là một bộ phận cấu thành chính sách đối ngoại của Việt Nam.